Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách ăn chuối tốt nhất với người lớn tuổi

'Nghiên cứu mới đã tìm ra cách ăn chuối tốt cho tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Sáng nào cũng 'làm' ổ bánh mì, bác sĩ nói gì?; Cao quy linh có phải là sương sáo, lợi ích thế nào?; Quần áo bó chặt, tôn dáng nhưng tác hại khó lường...
Phát hiện bất ngờ về cách ăn chuối tốt cho tim, nhất là người lớn tuổi
Rõ ràng chuối rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch. Thế nhưng không phải cách ăn chuối nào cũng mang lại lợi ích như nhau.
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Food and Function, đã tìm ra cách ăn chuối tốt cho tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Flavanol là hợp chất tự nhiên có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch và não bộ. Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn kiêng của Mỹ khuyến nghị lượng tiêu thụ hằng ngày là 400-600 mg. Thiếu flavanol, đặc biệt là ở người lớn tuổi, có dẫn đến suy giảm nhận thức và chức năng tim mạch kém.
Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu ảnh hưởng của polyphenol oxidase đến khả năng hấp thụ flavanol của cơ thể. Polyphenol oxidase là loại enzyme có trong nhiều loại trái cây và rau quả nhưng đặc biệt có nhiều trong chuối.
Trong nghiên cứu do Đại học California dẫn đầu, hợp tác với Đại học Reading, những người tham gia được uống 2 loại sinh tố:
Kết quả đã phát hiện ra rằng khi không trộn chuối vào sinh tố (tức ăn chuối riêng, sinh tố quả mọng riêng) cả nồng độ flavanol trong sinh tố và nồng độ flavanol cơ thể hấp thụ đều đạt tối đa, bằng với khi uống 1 viên flavanol.
Ngược lại, trộn chuối vào sinh tố quả mọng làm giảm tới 84% khả năng hấp thụ flavanol của cơ thể, so với khi uống 1 viên flavanol làm đối chứng. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 6.5.
Sáng nào cũng 'làm' ổ bánh mì: Bác sĩ nói gì?
Bánh mì là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của nhiều người. Món ăn này là một lựa chọn bữa sáng nhanh chóng, tiện lợi, kết hợp tốt với nhiều thực phẩm đi kèm như thịt, chả, trứng hoặc bơ đường...
Tất cả các loại bánh mì, kể cả bánh mì trắng, đều chứa các chất dinh dưỡng có thể tăng cường chế độ ăn uống. Cùng với hàm lượng sắt, chất xơ và vitamin B cao, bánh mì còn chứa một lượng protein, canxi, B1, mangan và kẽm cao đáng ngạc nhiên. Bánh mì trắng cũng là nguồn folate đáng kể. Đặc biệt, bánh mì nguyên cám hoặc bánh mì đen lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, nếu ngày nào cũng ăn bánh mì thì điều gì sẽ xảy ra cho cơ thể bạn?
Bác sĩ Mickey Mehta, chuyên gia hàng đầu về sức khỏe toàn diện ở Ấn Độ, đồng thời cũng là một tác giả, diễn giả tại Trường Y Harvard, (Mỹ), khuyên: Hãy lưu ý khi ăn bánh mì!
Trong một bài đăng gần đây trên mạng xã hội, bác sĩ Mehta viết: Bạn không thể sống nếu thiếu ổ bánh mì mỗi sáng? Được thôi, nhưng ít nhất hãy cố gắng giảm bớt, nhất là những người bị hội chứng tự sinh rượu.
Bánh mì có thể góp phần gây ra hội chứng tự sinh rượu khi một số chủng nấm men nhất định (như Saccharomyces cerevisiae hoặc Candida) phát triển quá mức trong ruột. Khi người mắc hội chứng này ăn thực phẩm giàu carbohydrate, như bánh mì, mì ống hoặc đồ ăn nhẹ có đường, nấm men sẽ lên men những loại carbohydrate này thành ethanol, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí là ngộ độc rượu mà không hề uống rượu. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 6.5.
Quần áo bó chặt: Tôn dáng nhưng tác hại khó lường
Mặc quần áo bó sát dù khó chịu nhưng vẫn được nhiều người lựa chọn do nó thời trang và tôn dáng. Thế nhưng, thường xuyên mặc quần áo bó sát có thể gây tổn hại đến sức khỏe.
Những loại quần áo bó sát phổ biến là quần jean bó, áo nén, váy ôm... Những bộ đồ bó sát này có thể tạo áp lực không tự nhiên lên nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể.
Những tác động này ban đầu là nhẹ, thậm chí không đáng kể. Nhưng qua thời gian, áp lực này gây khó chịu, hạn chế vận động, thậm chí gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Những tác động của mặc quần áo bó sát có thể kể đến gồm:
Dấu hằn trên da. Một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên cho thấy một người đang mặc quần áo quá chật là các dấu hằn trên da. Đây là những vết hằn hoặc vết lõm nhìn thấy được trên da sau khi chúng ta cởi đồ, thường gặp ở vùng eo, đùi và cánh tay.
Quần áo bó sát chèn ép các mô mềm và mạch máu, dẫn đến những vết hằn này. Mặc dù thoạt nhìn có vẻ vô hại nhưng việc chèn ép liên tục có thể làm giảm lưu thông máu.
Một nghiên cứu đăng trên chuyên san Journal of Physical Therapy Science cho thấy áp lực quá mức từ quần áo chật có thể gây thiếu máu cục bộ, làm giảm lưu lượng máu và tăng nguy cơ tổn thương mô.
Gây kích ứng da. Quần áo bó sát có thể tạo ra sự cọ xát liên tục giữa vải và da, dẫn đến kích ứng da. Khi chà xát liên tục hoặc bị ẩm do mồ hôi khi mặc quần áo bó, da có thể bị nổi mẩn đỏ, phát ban hoặc thậm chí nhiễm trùng.
Các bác sĩ da liễu cảnh báo các loại vải tổng hợp bó sát có khả năng làm trầm trọng thêm các tình trạng như viêm nang lông và nhiễm nấm. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!