Nhảy đến nội dung
 

Dời ga xe lửa, dùng mặt bằng tuyến đường sắt nội đô làm metro trên cao?

Đường sắt giao cắt với nhiều tuyến đường ở TP.HCM gây kẹt xe triền miên, nhiều ý kiến đề xuất cách để giải bài toán này.

Tại TP.HCM, đường sắt giao cắt với đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, quốc lộ 13 gây kẹt xe triền miên... được sự quan tâm của nhiều bạn đọc.

TS Nguyễn Hữu Nguyên (Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM) đã gửi đến Tuổi Trẻ Online bài viết góp thêm một số giải pháp.

Mỗi lần đóng gác chắn, giao thông ngưng trệ

Hiện nay khu vực nội đô TP.HCM có tuyến đường sắt mặt đất dài 14km, bắt đầu từ ga Sài Gòn, chạy về hướng bắc và có 24 điểm giao cắt với đường bộ.

Người dân TP.HCM quen gọi đó là các "cổng xe lửa", tức là mỗi chuyến tàu đi và về tạo ra 24 lần ngắt quãng tạm thời giao thông đường bộ. Đó là quy hoạch giao thông do lịch sử để lại.

Tuy nhiên khi dân số TP chưa đông và các loại xe chưa quá nhiều, mật độ giao thông chưa cao thì việc đóng gác chắn xe lửa chưa gây ra ùn tắc giao thông đáng kể.

Nhưng ngày nay tình hình giao thông TP đã khác rất nhiều do dân số đã tăng lên nhiều lần, các loại xe tăng theo. 

Trong khi đó, phát triển hạ tầng giao thông ở nội đô không theo kịp, nên tạo ra mật độ giao thông quá cao. 

Cứ mỗi lần đóng gác chắn xe lửa đã làm ngưng trệ giao thông của số lượng rất lớn xe cộ, tạo ra sự "đông cứng" ở hai bên cổng, nên khi mở cổng cũng không thoát được nhanh, gây ra ùn ứ cục bộ.

Nếu tính một ngày có bao nhiêu chuyến tàu đi và đến, nhân với 24 lần đóng, mở gác chắn xe lửa sẽ thấy số lần tạm ngưng lưu thông đường bộ là không ít. Tính trung bình mỗi lần đóng mở kéo dài bao nhiêu phút, nhân với số lượng rất đông người phải chờ đợi, sẽ thấy mức lãng phí thời gian lao động cũng rất lớn.

Vậy đặt ga đường sắt trong nội đô có mật độ giao thông rất cao có còn phù hợp?

Xây metro trên mặt bằng của tuyến đường sắt, được không?

Từ thực tế trên, cần đặt ra một số giải pháp để cân nhắc và lựa chọn như: hiện đại hóa các gác chắn xe lửa, hay dời ga đường sắt ra khỏi nội đô?

Nếu hiện đại hóa, tự động hóa 24 cổng xe lửa thì chỉ bảo đảm an toàn hơn nhưng không giảm được thời gian ùn ứ giao thông đường bộ. Tuy nhiên, giải pháp này rất cần thiết cho những đoạn giao cắt đường bộ ở ngoài vùng nội đô.

Còn nếu "loại bỏ" 14km đường sắt truyền thống trong nội đô thì nhà ga đầu mối như ga Sài Gòn sẽ chuyển về đâu? 

Vấn đề này thuộc thẩm quyền quy hoạch của TP.HCM và ngành đường sắt, nhưng tất nhiên là nên nằm ngoài vùng nội đô.

Khi đó vấn đề đặt ra tiếp theo là việc sử dụng mặt bằng tuyến đường sắt cũ (trong trường hợp được cân nhắc di dời) có liên quan trực tiếp với việc kết nối giao thông giữa nội đô với ga đầu mối mới.

Giải pháp có thể là: trên nền mặt bằng của tuyến đường sắt cũ, triển khai xây dựng tuyến đường sắt đô thị trên cao như metro số 1, lấy ga Sài Gòn là ga đầu mối. Tuyến metro này nối với ga đầu mối của đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Theo cách xây dựng đường sắt đô thị trên cao sẽ loại bỏ được tất cả các gác chắn xe lửa trong nội thành, sẽ hạn chế được một phần tình trạng ùn ứ giao thông đường bộ trong vùng nội đô đang có mật độ giao thông quá cao.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn