Nhảy đến nội dung
 

Cuộc trao đổi của nhân viên y tế ở Nam Định: '500 làm sao mà được'

Ê-kíp trực bị tố cáo "nộp đủ viện phí mới cấp cứu". Ảnh chụp màn hình.

Mới đây, Sở Y tế tỉnh Nam Định đã có báo cáo gửi Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), UBND tỉnh Nam Định sau vụ việc bác sĩ bị tố "nộp đủ tiền mới đưa đi cấp cứu", gây xôn xao dư luận.

Bệnh nhân được tiếp đón như thế nào?

Sở Y tế tỉnh Nam Định cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã làm việc với người đưa người bệnh M.T.A. đến bệnh viện và quay video phản ánh vụ việc để làm rõ một số nội dung liên quan.

Theo kết quả xác minh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, lúc 16h03 ngày 3/5, bệnh viện tiếp nhận bé M.T.A. (4 tuổi) bị tai nạn giao thông (được 2 người khác đưa vào), trong tình trạng tỉnh táo, quấy khóc, mạch: 140 lần/phút, nhịp thở: 20 lần/phút, da niêm mạc hồng, không có vết thương chảy máu, xây xát vùng hạ vị lệch trái, xước xát khuỷu tay phải.

Người bệnh nhân đã được khám ở phòng khám Cấp cứu Chấn thương chỉnh hình và phòng khám Cấp cứu Ngoại tổng hợp, được nhận định chẩn đoán ban đầu đa chấn thương: Chấn thương ngực, bụng kín do tai nạn giao thông.

Be trai cap cuu anh 1

Bé trai cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BSCC.

Người bệnh được chỉ định các xét nghiệm: CT-Scanner ổ bụng, CT- Scanner lồng ngực, chụp X-quang ngực thẳng, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu.

Sau khi thực hiện cận lâm sàng, người bệnh được chẩn đoán xác định đa chấn thương: Chấn thương ngực kín, chấn thương bụng kín do tai nạn giao thông; người bệnh được tiếp tục xử trí cấp cứu, hồi sức, truyền dịch, giảm đau. Đến 17h45 ngày 3/5, người bệnh được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Về việc một số nội dung liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính khám, cấp cứu người bệnh M.T.A., qua xác minh ban đầu, người bệnh vào khám (lúc 16h03 phút) chưa có giấy tờ. Người bệnh đã được khám ngay (mặc dù chưa đăng ký khám và nộp tiền) và chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng.

Sau đó, nhân viên bệnh viện hướng dẫn người đưa vào đăng ký các thủ tục hành chính. Quá trình khám, chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng và điều trị, người đưa người bệnh đến có đóng tạm ứng 500.000 đồng.

Nhân viên bệnh viện đã thực hiện các thủ tục hành chính trên Hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện để người bệnh không phải nộp tiền tạm ứng thêm. Các nhân viên y tế trao đổi với nhau để thực hiện các thủ tục hành chính cho người bệnh. Quá trình trao đổi giữa nhân viên y tế như sau:

- Nhân viên y tế 1: Nhập nội trú do không đóng tiền hay làm sao?

- Nhân viên y tế 2: Đã nộp 500 rồi.

- Nhân viên y tế 1: 500 làm sao mà được.

Quá trình trao đổi đó, người đưa người bệnh đến (người quay video) đứng ở gần nhóm nhân viên y tế.

Bệnh viện nhận trách nhiệm

Sau sự việc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã nhận trách nhiệm và tạm đình chỉ một số nhân viên y tế để phục vụ công tác xác minh.

Tổ công tác tiếp tục làm việc với các cá nhân liên quan, rà soát quy trình cấp cứu bé M.T.A. và toàn bộ hoạt động tiếp nhận, khám chữa bệnh. Bệnh viện cũng chấn chỉnh thái độ, y đức và giao tiếp của nhân viên. Những vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Sở Y tế chỉ đạo Ban Giám đốc bệnh viện thực hiện các yêu cầu khẩn cấp: chấn chỉnh công tác thường trực, rà soát quy trình tiếp đón và cấp cứu theo đúng quy định; phối hợp Bệnh viện Nhi Trung ương để đánh giá chuyên môn, phát hiện hạn chế và kịp thời khắc phục. Đồng thời, bệnh viện phải nghiêm túc xem xét trách nhiệm của các cá nhân, kíp trực và báo cáo kết quả về Sở Y tế.

Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.