Nhảy đến nội dung
 

Sáu lễ trong tục cưới xin Việt Nam cổ xưa

Nếp cũ gồm 4 cuốn: Con người Việt Nam; Tín ngưỡng Việt Nam; Làng xóm Việt Nam; Hội hè đình đám, cung cấp cho người đọc những hiểu biết cần thiết về cội nguồn của dân tộc, về những phong tục, tập quán, lễ nghĩa phong hóa xưa nay của ông cha ta.

Tình nghĩa vợ chồng

Vợ chồng là hai cột chính của gia đình, sau sẽ trở thành cha mẹ, ông bà. Đôi bên đối với nhau phải có tình nghĩa, và từ tình nghĩa này, đôi bên có nghĩa vụ với nhau, đồng thời lại có nghĩa vụ đối với kẻ trên người dưới của đôi bên.

Muốn tình nghĩa bền vững, muốn đôi bên đều cố làm tròn nghĩa vụ, người xưa đặt ra lễ nghi trong việc cưới xin với mục đích tăng thêm ý nghĩa của sự phối ngẫu. Những lễ nghi này nằm trong hôn lễ, và gồm sáu lễ chính:

Các lễ gồm có:

• Lễ nạp thái • Lễ vấn danh • Lễ nạp cát • Lễ nạp tệ • Lễ thỉnh kỳ • Lễ thân nghinh

Sáu lễ trên theo Chu Công lục lễ; ngày nay, việc cưới xin đã khác, trai gái đã tiếp xúc tìm hiểu trước khi cưới xin nên lục lễ chỉ còn tam lễ, và nhiều khi chỉ còn một hoặc hai lễ.

Tam lễ là: • Lễ chạm ngõ • Lễ ăn hỏi • Lễ cưới

Cuoi xin anh 1

Một đám cưới truyền thống Việt Nam. Ảnh: Tràng An Palace.

Vợ chồng được ràng buộc với nhau bởi nghi lễ, bởi phong tục, ăn ở với nhau có bổn phận đối với nhau, và cả hai người lại cũng có những bổn phận chung.

Vợ chồng lấy nhau là để phụng tôn khiên và kế hậu thế: phụng tôn khiên là thờ phụng ông bà cha mẹ, còn kế hậu thế là việc bảo tồn huyết thống, sinh đẻ con cái và gây dựng cho chúng.

Đã lấy nhau, hai người với mọi sự ràng buộc như đã tự cam kết sống với nhau cho đến mãn chiều xế bóng và trong cuộc sống mỗi bên phải giữ bổn phận để gia đình hòa hợp, thuận vợ thuận chồng.

Chồng phải bảo vệ vợ, lo chu toàn cho vợ. Người đàn bà lấy chồng phải “sống gửi thịt, thác gửi xương”. Chồng phải nuôi vợ, dạy bảo vợ, không được cầm bán vợ hoặc bắt vợ phải làm những điều trái luân thường đạo lý. Vợ có lỗi chồng phải khuyên răn không được vũ phu đánh đập. Chồng không răn dạy vợ, vợ phạm phép nước lệ làng, chồng phải chịu trách nhiệm và cũng có tội.

Của cải của chồng là của vợ, nếu vợ mang nợ chồng phải lo trả. Vợ đối với chồng phải kính mến, phải theo chồng đúng với lẽ tòng phu. Bỏ chồng ra đi can tội bội phu bị pháp luật trừng phạt.

Vợ không được hỗn hào với chồng, không được ỷ thế cha mẹ có của khinh khi chồng. Đánh chồng, giết chồng phải tội nặng. Lại phải giữ vững tiết trinh, và vợ phải là của riêng của chồng, không để ai xâm phạm tới tiết hạnh mình.

Trong những trường hợp chồng ở gửi rể, cách ăn ở của vợ càng phải cẩn trọng để tránh tạo sự mặc cảm cho chồng.

Cũng lại phải tránh sự ghen tuông gây tai tiếng cho chồng. Nếu gặp phải ông chồng bay bướm trăng hoa phải liệu lời lẽ khuyên can, đừng làm ầm ĩ, “xấu chàng hổ ai”. Chồng lấy vợ lẽ nàng hầu, vợ đành chịu vì “làm tài trai lấy năm lấy bảy”, và cũng đừng vì thế mà chồng ăn chả vợ ăn nem, vì “gái chính chuyên chỉ có một chồng”.

Ngày nay, tục đa thê đã bị pháp luật ngăn cản, nhưng nếu người đàn ông có lỡ đa mang, người vợ cũng nên khéo xử.

Tóm lại vợ chồng phải thương yêu nhau, tôn kính lẫn nhau, chung sống trong tương nhượng để cùng lo chung bổn phận đối với gia đình cũng như đối với làng nước.

Trong gia đình trên phải kính thờ ông bà cha mẹ, ông bà cha mẹ già yếu bệnh tật con cháu phải nuôi nấng. Theo tục lệ xưa, con cháu bỏ bê ông bà cha mẹ là có tội. Sự tôn kính nằm trong đạo hiếu, nếu vì bất hiếu, ông bà cha mẹ tự sát thì con cháu có tội.

Không phải chỉ hiếu kính riêng với ông bà cha mẹ mình mà còn phải hiếu kính đối với ông bà cha mẹ chồng và ông bà cha mẹ vợ. Khi cha mẹ còn sống, con cái không được tự ý bỏ cha mẹ ra ở riêng nếu cha mẹ không bằng lòng, dù đã trưởng thành và đã lập gia đình.

Ngoài những bổn phận đối với bề trên, mỗi cặp vợ chồng còn có bổn phận dạy dỗ, nuôi nấng và gây dựng cho con cái, trai thì dựng vợ, gái thì gả chồng. Con cái có lỗi phải trừng phạt.

Ngoài ra, còn có những bổn phận đối với anh em bên chồng và bên vợ, mọi người không được lơ là. Cuộc sống xã hội điều hòa từ gia đình, và vợ chồng chính là những mầm mống căn bản.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn