Nhảy đến nội dung
 

Pháo hoa - từ giải trí đến mưu đồ chia rẽ và chính trị

Cuốn "A History of Fireworks" của John Withington cho thấy những màn trình diễn pháo hoa hoành tráng đã được sử dụng cho mục đích tôn giáo và mục đích chính trị, theo Wall Street Journal (WSJ).

Ảnh: The Boston Globe.

Trong tiểu thuyết lịch sử Joseph Balsamo (1846-48), câu chuyện kỳ ảo về thuật giả kim và thôi miên của Alexandre Dumas, khung cảnh cao trào hồi hộp không phải là các màn ảo thuật, cảnh giết người hay một buổi cầu hồn. Mà đó là màn trình diễn pháo hoa do Vua Louis XVI và Marie Antoinette tổ chức.

Mặc dù họ sống trong một thế giới kỳ ảo, nơi chì biến thành vàng và các nhà thôi miên có thể tự do nhìn thấy tương lai, các nhân vật của Dumas vẫn dành sự kính sợ thuần túy cho pháo hoa, một công nghệ đã tồn tại từ thời cổ đại.

Vẻ đẹp lấn át sự nguy hiểm

Như John Withington nhận xét, “sự bí ẩn và kính sợ đối với pháo hoa” đưa mọi người hướng tới những khả năng siêu nhiên. Có vẻ như pháo hoa mạnh hơn thuật thôi miên và kỳ lạ hơn cả ma thuật.

Cơ sở lịch sử cho khung cảnh pháo hoa trong Joseph Balsamo đã xuất hiện trong A History of Fireworks. Cuốn sách là một cuộc khảo sát chi tiết của Withington về các loại pháo hoa, pháo sáng, pháo nổ hay các loại pháo lớn chiếu sáng bầu trời một cách rực rỡ. Tác giả kể lại rằng vào năm 1770, triều đình Pháp đã tổ chức lễ cưới của thái tử bằng một màn bắn pháo hoa hoành tráng.

Tuy nhiên, khi những quả pháo hoa bắn trượt lao vào đám đông, hàng nghìn khán giả đã hoảng loạn và giẫm đạp lên nhau. Tới 3.000 người có thể đã thiệt mạng trong cuộc hỗn loạn này.

Trong khi Withington đề cập rất nhiều sự kiện tương tự như thảm hoạ tại Pháp, tác giả vẫn ca ngợi vẻ đẹp và sự sáng tạo của pháo hoa trong khi không bào chữa cho nhiều mối nguy hiểm của chúng. Trong thế kỷ trước, pháo hoa gây ra hàng trăm trường hợp thương tích mỗi năm, nhiều trường hợp liên quan trẻ em.

Là một nhà sử học và nhà báo truyền hình, Withington cũng là tác giả của một số cuốn sách trước đây về thảm họa môi trường và con người gây ra. Trong A History of Fireworks, Withington cũng đề cập đến quá trình phát triển và ứng dụng của các kỹ thuật pháo hoa, từ nguồn gốc của chúng ở Trung Quốc thời nhà Hán (206 TCN - 220 SCN) cho đến ứng dụng hiện tại là các màn trình diễn pháo hoa tại nhiều buổi hòa nhạc và chương trình biểu diễn hoành tráng của Disney.

Lich su phao hoa anh 1

Pháo hoa phục vụ cho nhiều mưu đồ của giới tinh hoa. Ảnh: WSJ.

Pháo hoa từ Đông sang Tây

Trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học và những người đam mê pháo hoa nghiệp dư trên khắp thế giới đã nỗ lực tạo ra nhiều màn trình diễn lớn hơn và đẹp hơn, thường mang cả tính giáo dục bên cạnh mục đích giải trí. Người Trung Quốc cổ đại sử dụng pháo để xua đuổi tà ma. Toà nhà triển lãm Cung điện Pha lê tại London đã nâng cao nhận thức cho công chúng bằng việc chiếu phim về pháo hoa, tái hiện các sự kiện lớn thời Victoria. Hay Peter Đại đế, Sa hoàng của Nga từ năm 1682 đến năm 1725, đã đưa các màn trình diễn pháo hoa công phu vào chiến dịch Tây hóa trong nước của mình.

Bên cạnh việc giải thích một cách tỉ mỉ cơ chế đằng sau các thiết bị nổ có nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau, Withington cũng quan tâm đến những tác động xã hội và văn hóa rộng lớn hơn của các chương trình trình diễn pháo hoa.

Xuyên suốt bảy chương sách, độc giả nhận ra một sự phân đôi thú vị: Pháo hoa có sức mạnh gắn kết mọi người lại với nhau nhưng cũng vô tình chia rẽ họ. Trong khi một số đế chế châu Âu đưa pháo hoa vào các nhiệm vụ thực dân, dư luận tin rằng những màn pháo nổ dữ dội và đáng sợ có thể được sử dụng để đe dọa và “khiến người dân địa phương khiếp sợ”.

Tuy nhiên, cũng có nhiều màn trình diễn pháo hoa có thể đoàn kết các tầng lớp xã hội khác nhau trong một hoạt động giải trí chung. Withington chỉ ra một bức tranh nghệ thuật những năm 1820 về một buổi trình diễn pháo hoa trên cầu Ryogoku của Tokyo, trong đó “những doanh nhân giàu có sánh vai với những nghệ sĩ giải trí và gái mại dâm”.

Ngày nay, pháo hoa vẫn được bắn vào các dịp lễ lớn, giao thừa, sinh nhật, đám cưới hay vũ hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến về việc liệu có nên phóng nhiều pháo hoa hay không, như về vấn đề tiếng ồn, chi phí, ô nhiễm không khí (do các chất stronti, lưu huỳnh dioxit, oxit nitric, kali perchlorat và nhiều hoá chất khác) hay vệ sinh (với giấy, nhựa hay mảnh vụn kim loại vương vãi).

Bất chấp nhiều lo ngại này, tiếng nổ lách tách và ánh sáng rực rỡ từ pháo hoa vẫn luôn thu hút từ người lớn đến trẻ em như gợi nhớ về ký ức và tinh thần cộng đồng.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn