Nghịch lý logistics: tồn kho tăng, kệ hàng vẫn trống

Tại một chuỗi cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM, dù lượng hàng tồn kho tại trung tâm đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ, các quầy bánh kẹo vẫn liên tục trống kệ vào cuối tuần.
Doanh nghiệp này vẫn đang áp dụng chính sách logistics “tiết kiệm” với chi phí chỉ chiếm dưới 2% doanh thu - một con số tưởng như lý tưởng, nhưng lại che giấu một nghịch lý: Hệ thống vận hành chậm nhịp với thị trường, khách hàng rời đi, dòng tiền bị trì hoãn.
Theo các chuyên gia kinh tế, tư duy “tối ưu chi phí” nếu không đi cùng sự đổi mới mô hình có thể làm mờ đi những điểm mù mang tính sống còn của chuỗi cung ứng. Việc phụ thuộc vào những mô hình tiếp hàng hoá cổ điển - vốn yêu cầu lượng đơn tối thiểu lớn và lịch trình cố định - đang vô tình khiến hàng hóa bị dồn ứ ở kho trung tâm, trong khi các điểm bán vẫn không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu thực tế. Sự trễ nhịp này không chỉ khiến doanh nghiệp bỏ lỡ doanh số, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ trung thành của người tiêu dùng.
Khi sản phẩm “vắng mặt” trên kệ hàng
Theo một nghiên cứu của NielsenIQ, có tới 72% khách hàng sẵn sàng chuyển sang thương hiệu khác nếu sản phẩm mình mong muốn không có trên kệ hàng. Trong thế trận thương mại ngày nay, việc “vắng mặt” chỉ một lần cũng đủ khiến thương hiệu mất luôn khách trung thành, thậm chí mất điểm bán và mất thị phần.
Bên cạnh rủi ro doanh thu, một hệ lụy khác ít được nhìn thấy ngay là sự trì trệ của dòng vốn. Khi quá trình vận chuyển kéo dài do nhiều lớp trung gian, mọi bước từ ghi nhận doanh thu, xuất hóa đơn… đều bị kéo dài tương ứng. Khi nguồn vốn không kịp xoay vòng, kế hoạch tài chính và các chiến dịch tiếp thị phía sau cũng sẽ bị ảnh hưởng dây chuyền. Đó là lúc chi phí vận chuyển (hoặc chi phí logistics) “rẻ” phải trả bằng một giá khác đắt hơn. Theo IHL Group, những điểm nghẽn trong hệ thống logistics đã khiến ngành bán lẻ toàn cầu mất hơn 1,75 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Trong bức tranh ấy, các nhà lãnh đạo cấp cao nhận thấy để tăng tốc độ tăng trưởng trong môi trường đầy biến động, logistics không thể chỉ là một “cost center” (bộ phận tiêu tốn ngân sách nhưng không trực tiếp tạo ra doanh thu). Nó cần được xem như một phần thiết yếu trong chiến lược kinh doanh - một hệ thống có khả năng thích ứng, phản ứng theo thời gian thực và hỗ trợ ra quyết định thương mại ở cấp độ điểm bán, chứ không chỉ ở quy mô vùng hay tỉnh. Tầm nhìn logistics hiện đại vì vậy cần vượt qua giới hạn của chi phí vận hành đơn thuần. Một mô hình logistics hiệu quả không chỉ là chuyên chở hàng hóa, mà là “dòng máu” vận hành xuyên suốt toàn bộ “cơ thể” doanh nghiệp - điều phối tồn kho, khai thác hiệu quả điểm bán, hỗ trợ quyết định đầu tư và cả cấu trúc dòng tiền.
Logistics thế hệ mới - lựa chọn đúng mô hình tiếp hàng
Trước xu hướng mang tính chiến lược này, một số nhà cung cấp dịch vụ logistics đang nhanh chóng điều chỉnh cách vận hành để phù hợp hơn với nhịp điệu của bán lẻ hiện đại. Tại Việt Nam, Ninja Van - đơn vị logistics chuyên phục vụ thương mại điện tử - là một ví dụ điển hình khi triển khai mô hình tiếp hàng “parcel-level” (theo đơn vị kiện nhỏ, không cần gom đơn lớn) cho thị trường bán lẻ với phương châm “Một đơn hàng đi, ngàn kệ hàng đầy”.
Theo đại diện Ninja Van, mô hình này cho phép tiếp hàng chỉ từ 5kg, với tần suất giao linh hoạt từ ba đến năm lần mỗi tuần, thậm chí hàng ngày, tại các điểm bán có mức tiêu thụ cao. Dữ liệu tiếp hàng cũng được ghi nhận ở cấp độ từng cửa hàng thay vì chỉ tổng hợp theo khu vực, giúp thương hiệu điều chỉnh chiến lược phân phối sát với thực tế, đồng thời rút ngắn đáng kể thời gian xử lý chứng từ và vòng quay tài chính.
Trong một minh chứng thực tiễn gần đây, một thương hiệu FMCG lớn sau khi áp dụng mô hình này của Ninja Van đã giảm thời gian giao từ 3-5 ngày xuống chỉ còn 24-48 giờ, đồng thời nâng tần suất tiếp hàng từ một lần mỗi tuần lên mức hàng ngày. Kết quả là doanh số tại điểm bán tăng rõ rệt, tồn kho được kiểm soát tốt hơn và vòng quay vốn được rút ngắn.
“Trong bối cảnh cạnh tranh bán lẻ khốc liệt và hành vi tiêu dùng liên tục biến động, thay vì nhìn nhận logistics như một khoản chi phí cân nhắc cắt giảm, các CEO cần xem đây là một đòn bẩy tăng trưởng. Mỗi quyết định đưa ra với một hệ thống tiếp hàng linh hoạt sẽ giúp thúc đẩy doanh số, tối ưu tồn kho, mở rộng vùng phủ và cải thiện sức khỏe tài chính”, ông Phan Xuân Dzũng - Chủ tịch Ninja Van Việt Nam, cho biết.
Theo các chuyên gia, việc lựa chọn một mô hình tiếp hàng không chỉ là bài toán về công nghệ hay tốc độ, mà là sự thay đổi tư duy toàn diện: từ việc xem logistics là một chức năng hỗ trợ, sang việc nhìn nhận nó như một hệ thống tạo ra giá trị. Điều này đặc biệt đúng với các tập đoàn đa quốc gia, khi việc mở rộng điểm bán, tối ưu hàng tồn và duy trì tốc độ tăng trưởng yêu cầu một chuỗi cung ứng vừa có chiều sâu địa phương, vừa có khả năng thích ứng toàn cầu.
5 lý do các doanh nghiệp bán lẻ nên lựa chọn mô hình “Mô hình tiếp hàng Ninja B2B" (Ninja B2B Restocking Model) của Ninja Van: Giao hàng theo đơn vị kiện nhỏ: 1. Chỉ từ 5 ký, giúp điểm bán luôn sẵn sàng hàng hóa. 2. Tần suất giao 3-5 lần/tuần: Đảm bảo hàng lên kệ kịp thời theo nhịp tiêu thụ thực tế. 3. Dữ liệu tiếp hàng theo từng điểm bán: Giúp thương hiệu dự báo nhu cầu chính xác hơn, hạn chế thiếu hàng hoặc tồn kho dư thừa. 4. Hỗ trợ chứng từ và thanh toán: Rút ngắn thời gian ghi nhận doanh thu và giải phóng dòng tiền. 5. Khả năng tiếp cận đến tuyến xã/huyện: Mở rộng vùng phủ mà không cần đầu tư hệ thống phân phối riêng. Tham khảo thông tin chi tiết tại: https://www.ninjavan.co/vi-vn/services/b2b-restock |
Bích Đào