Ngày mới với tin tức sức khỏe: Mẹo tránh hụt hơi, đau hông khi chạy bộ

'Việc nắm vững và luyện tập các kỹ thuật thở đúng không chỉ giúp cải thiện hiệu suất chạy mà còn giúp người tập chạy được bền hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Phát hiện điều kỳ diệu từ 2-3 tách trà mỗi ngày; Ăn tỏi sống khi bụng đói có an toàn cho sức khỏe?; 4 chất bổ sung tự nhiên giúp tăng cơ hiệu quả...
Mẹo giúp thở dễ dàng hơn khi chạy bộ
Chạy bộ là một hoạt động thể chất đơn giản, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người gặp khó khăn khi thở trong lúc chạy bộ, đặc biệt là những người mới bắt đầu. Tình trạng hụt hơi, đau xóc hông hoặc kiệt sức sớm thường xuất phát từ việc thở sai cách.
Theo bà Aubrey Bailey, chuyên gia vật lý trị liệu tại Mỹ, việc nắm vững và luyện tập các kỹ thuật thở đúng không chỉ giúp cải thiện hiệu suất chạy mà còn giúp người tập chạy được xa hơn, bền hơn và an toàn hơn.
Thở bằng bụng (thở cơ hoành). Một trong những kỹ thuật cơ bản cần luyện tập là thở bằng bụng hay còn gọi là thở bằng cơ hoành.
Thở bằng bụng giúp đưa không khí vào từ dưới lên trên, sử dụng cơ hoành để kéo không khí sâu vào trong phổi. Khi hít vào, cơ hoành hạ xuống, phần bụng phồng lên. Cách thở này giúp tăng lượng oxy cung cấp cho cơ bắp, hỗ trợ loại bỏ carbon dioxide ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, người chạy có thể vận động hiệu quả hơn, cảm thấy đỡ mệt và cải thiện độ ổn định của phần thân giữa.
Thở theo nhịp. Bên cạnh đó, việc điều hòa nhịp thở theo bước chân cũng là một yếu tố quan trọng. Kỹ thuật này gọi là thở theo nhịp, giúp đồng bộ hơi thở với từng bước chạy.
Các chuyên gia khuyên nên thử nhịp thở 3-2, tức là hít vào trong 3 bước và thở ra trong 2 bước để luân phiên đổi bên tiếp đất khi thở ra, giúp giảm áp lực lên các khớp. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 13.7.
Ăn tỏi sống khi bụng đói có an toàn cho sức khỏe?
Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ tăng cường khả năng miễn dịch đến cải thiện mức cholesterol, tăng cường hiệu suất thể thao.
Dù an toàn, nhưng ăn tỏi sống khi bụng đói có thể gây ra các vấn đề về dạ dày như ợ nóng. Ăn quá nhiều có thể dẫn đến các tác dụng phụ như hôi miệng và tăng nguy cơ chảy máu, vì vậy điều quan trọng là phải điều độ.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Family Physician (Mỹ), ăn tỏi khi bụng đói có thể gây khó chịu tiêu hóa ở một số người.
Kích ứng dạ dày. Các hợp chất mạnh trong tỏi có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày dẫn đến các vấn đề như ợ nóng, buồn nôn, khó tiêu.
Tăng sản xuất axit. Tỏi có thể kích thích dạ dày sản xuất nhiều axit hơn, làm trầm trọng thêm các triệu chứng ợ nóng ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Tiêu chảy. Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi có thể có tác dụng nhuận tràng, có khả năng gây tiêu chảy ở những người nhạy cảm. Điều này đặc biệt có thể gây ra vấn đề cho những người có vấn đề về tiêu hóa từ trước hoặc những người bị khó chịu đường tiêu hóa. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 13.7.
Phát hiện điều kỳ diệu từ 2-3 tách trà mỗi ngày
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim trên toàn thế giới, là thủ phạm dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Thay đổi lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống và tập thể dục, được các bác sĩ khuyến nghị là những chiến lược hàng đầu.
Liên quan đến chế độ ăn uống, các nhà khoa học vừa phát hiện một nhóm thực phẩm và đồ uống hằng ngày có thể là cách đơn giản nhưng hiệu quả để có thể làm được điều này.
Flavan-3-ol - còn được gọi là flavanol hoặc catechin - là các hợp chất thực vật tự nhiên có nhiều trong ca cao, trà xanh và trà đen, nho, táo và một số loại quả mọng. Chính flavan-3-ol tạo nên vị chua nhẹ hoặc đắng trong các thực phẩm và đồ uống này.
Các nhà khoa học từ lâu đã quan tâm đến tác dụng của flavanol đối với sức khỏe. Năm 2022, một thử nghiệm của Mỹ theo dõi hơn 21.000 người, đã phát hiện ra rằng flavanol ca cao giúp giảm 27% tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch.
Giờ đây, nghiên cứu mới do Giáo sư Christian Heiss, từ Đại học Surrey, chuyên gia tư vấn y học tim mạch can thiệp của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, dẫn đầu, muốn tìm hiểu liệu các flavan-3-ol có thể giúp hạ huyết áp và cải thiện chức năng mạch máu hay không.
Các tác giả đã phân tích dữ liệu từ 145 nghiên cứu bao gồm hơn 5.200 người tham gia. Các nghiên cứu này đã thử nghiệm nhiều loại thực phẩm giàu flavan-3-ol, bao gồm ca cao, trà, nho, táo và đo lường tác động của chúng lên 2 dấu hiệu tim mạch quan trọng: Huyết áp và sự giãn nở bên trong mạch máu.
Kết quả đã phát hiện tiêu thụ khoảng 500 - 600 mg flavan-3-ol mỗi ngày là đủ để giảm huyết áp, với mức giảm trung bình là 2,8 mmHg đối với huyết áp tâm thu và 2 mmHg huyết áp tâm trương. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!