Nhảy đến nội dung
 

Mẫu điện thoại Samsung vẫn bị cấm bay sau 9 năm

Dòng điện thoại sau sự cố cháy nổ gần 9 năm trước, và cũng là lý do khiến Samsung thất bại tại nhiều thị trường, bất ngờ được bàn luận trở lại trên mạng xã hội.

Sự cố với Galaxy Note7 từ 9 năm trước của Samsung được nhắc lại vì bảng cấm bay. Ảnh: Android Central.

Samsung Note7 một lần nữa được chú ý trở lại sau sự cố nổ xảy ra 9 năm trước. Một đoạn video ngắn do người dùng Mỹ quay gần đây đã khơi lại tai tiếng của chiếc điện thoại này.

Video được đăng cuối tháng 6, ghi lại tấm biển cảnh báo tại một sân bay ở Mỹ, trên đó ghi rõ “Cục Hàng không Liên bang (FAA) cấm mang theo thiết bị Samsung Galaxy Note7. Hành khách không được phép mang theo thiết bị này dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm hành lý xách tay, ký gửi hay sử dụng trên máy bay. Quy định này áp dụng cho tất cả các chuyến bay đến, đi hoặc trong nội địa Mỹ”.

Đoạn video đã thu về hơn 2,5 triệu lượt xem chỉ trong thời gian ngắn. Galaxy Note7 là sản phẩm đã bị ngừng sản xuất từ lâu và cũng là cái tên mà Samsung muốn tránh nhắc tới nhất.

Samsung ra mắt mẫu điện thoại này vào tháng 8/2016, tức cách đây 9 năm. Tuy nhiên, chỉ không lâu sau khi phát hành, hàng loạt sự cố nổ pin điện thoại đã xảy ra trên toàn thế giới, gây thương tích cho người dùng và thiệt hại về tài sản.

su co chay no anh 1

Thông báo cấm Samsung Galaxy Note 7 tại sân bay Mỹ. Ảnh: TikTok/Malckbro.

Tính đến đầu tháng 9/2016, Samsung cho biết họ đã ghi nhận 35 trường hợp pin bị hỏng và cháy nổ trên phạm vi toàn cầu. Công ty sau đó đã thông báo thu hồi quy mô lớn đối với mẫu điện thoại này, với số lượng khoảng 2,5 triệu chiếc.

Báo cáo cho biết đến tháng 7/2017, vẫn còn khoảng 120.000 chiếc Samsung Galaxy Note7 lưu hành trên thị trường. Sự cố này đã gây ảnh hưởng sâu rộng đến các dòng pin điện thoại về sau của Samsung. Cho đến nay, công suất sạc tối đa trên điện thoại Samsung vẫn được giới hạn ở mức 45 W.

Đã gần 9 năm trôi qua, cho đến nay các sân bay tại Mỹ vẫn liên tục nhắc nhở hành khách không được mang theo Galaxy Note7. Mẫu điện thoại này cũng đã được đưa vào danh sách cấm bay chính thức của Cơ quan An ninh Vận tải Mỹ (TSA).

Ngoài ra, dòng Note7 còn được xem là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại của thương hiệu này tại thị trường Trung Quốc. Năm 2013, thị phần của hãng tại Trung Quốc đã vượt ngưỡng gần 20%, đưa Samsung trở thành thương hiệu điện thoại lớn nhất tại quốc gia này.

Cuối tháng 8/2016, Galaxy Note7 bắt đầu xuất hiện hàng loạt báo cáo về sự cố nổ pin tại châu Âu. Do đó, các quốc gia trong châu lục cũng bắt đầu tiến hành thu hồi mẫu điện thoại này.

su co chay no anh 2

Samsung thừa nhận lỗi kỹ thuật trong sản phẩm vào năm 2016. Ảnh: Reuters.

Khi điện thoại được mở bán tại Trung Quốc vào tháng 9/2016, Samsung ra thông báo khẳng định rằng Note7 sử dụng nguồn pin từ nhà cung cấp khác với các thị trường. Nửa tháng sau, hãng thông báo đợt thu hồi đầu tiên với 1.858 chiếc Note7 tại Trung Quốc, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng phiên bản này không tồn tại nguy cơ cháy nổ.

Dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Samsung cũng chậm trễ trong việc trấn an người dùng và khôi phục hình ảnh thương hiệu. Có thể nói, đây chính là “giọt nước tràn ly” khiến Samsung đánh mất thị phần tại Trung Quốc.

Kể từ năm 2017, để lấy lại niềm tin của người dùng, Samsung đã nỗ lực thúc đẩy chiến lược nội địa hóa, bao gồm việc ưu tiên giới thiệu các công nghệ tiên tiến cũng như mời Hoa Thần Vũ và Trần Khôn làm đại sứ thương hiệu. Tuy nhiên, doanh số và thị phần đều không có dấu hiệu cải thiện, khiến hãng vẫn trong tình trang tụt dốc.

Theo dữ liệu mới nhất do Canalys công bố, trong quý II/2025, Samsung vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu thị trường toàn cầu, chiếm 19% thị phần. Hãng giữ vị trí số một tại các thị trường đang phát triển, bao gồm Trung Mỹ - Mỹ Latinh, châu Phi và Trung Đông.

Lee Kun Hee - Những lựa chọn chiến lược và kỳ tích Samsung

Cuốn sách cho thấy những chọn lựa chiến lược nhạy bén và đúng đắn của ông Lee Kun Hee, từng bước đưa Samsung đến vị trí hôm nay. Bên cạnh đó, sách đề cập tinh thần và ý chí lao động, thái độ làm việc quyết liệt, phong cách quản lý độc đáo của Lee Kun Hee.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn