Nhảy đến nội dung

Kỳ vọng luật sẽ phù hợp thực tiễn

Luật Giáo dục đại học hiện hành được ban hành năm 2012; sửa đổi, bổ sung năm 2018. Lần này lại tiếp tục được sửa đổi. Mỗi lần sửa luật, các vấn đề cũ lại tiếp tục được xới lên.

Gần đây, Bộ GD-ĐT đã tổ chức nhiều tọa đàm để lấy ý kiến góp ý cho các chính sách xây dựng luật Giáo dục ĐH (GDĐH) sửa đổi. Ngay từ khi biên soạn luật lần đầu năm 2012, mục tiêu của ban soạn thảo là tạo hành lang pháp lý mở rộng quyền tự chủ cho cơ sở GDĐH. Tuy nhiên, cứ mỗi lần sửa luật, các vấn đề cũ lại tiếp tục được xới lên. Chẳng hạn như vấn đề mô hình trường ĐH trong ĐH, hoặc quyền lực của hội đồng trường làm sao thực chất…

Theo Bộ GD-ĐT, thực tế triển khai thi hành luật GDĐH đã gặp một số khó khăn, vướng mắc, trong đó có nguyên nhân từ nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện và hạn chế trong khi luật GDĐH có nhiều chính sách, quy định mới. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của các cơ sở GD ĐH chưa được hoàn thiện đồng bộ.

Bộ GD-ĐT cũng thẳng thắn thừa nhận một số nội dung quy định tại luật GDĐH còn bất cập, chưa phát huy hết vai trò thực hiện dân chủ của các tổ chức chính trị - xã hội, chưa phù hợp với thực tiễn và không theo kịp yêu cầu phát triển KT-XH trong bối cảnh mới của đất nước.

Chẳng hạn quy định về tổ chức ĐH có trường ĐH thành viên (mô hình 2 cấp) có nhiều bất cập, đặc biệt khi thực hiện cơ chế tự chủ. Hội đồng trường của một số cơ sở GDĐH hoạt động chưa hiệu quả. Trong thực hiện tự chủ ĐH thì các trường công lập thực tế gặp nhiều vướng mắc bởi các quy định của pháp luật về tổ chức, nhân sự, tài chính và tài sản đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Quy định về điều kiện tự chủ và các mức tự chủ theo khả năng bảo đảm tài chính đã dẫn đến nhiều hạn chế trong thực tiễn.

Bất cập của luật còn thể hiện ở nhiều chính sách khác như: với đội ngũ giảng viên, tài chính ĐH, hoạt động đào tạo - nghiên cứu, đảm bảo chất lượng… Bộ GD-ĐT kỳ vọng việc sửa luật sẽ tạo cơ sở pháp lý để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi luật GDĐH hiện hành; khắc phục các hạn chế về chất lượng đào tạo, quản trị ĐH, tự chủ, tài chính, chuyển đổi số và hợp tác quốc tế.

Tuy nhiên, theo nhiều cán bộ quản lý trường ĐH, khó mong chờ việc sửa luật lần này sẽ làm chấm dứt những tranh cãi khi mà hệ thống GDĐH hiện nay tồn tại những vấn đề có tính lịch sử. Cách đây 20 năm, chúng ta cho phép bung ra quá nhiều trường ĐH trong khi không hề có một chuẩn mực nào. Sau đó thì các cơ quan hoạch định chính sách buộc phải ban hành các quy định có tính chất "chạy theo" giải quyết những tồn đọng của thực tế.

Không chỉ luật mà ngay cả những văn bản dưới luật hiện nay cũng mang tính chất "đối phó" với những phát sinh ngoài mong muốn. Câu chuyện cơ quan quản lý nhà nước cho các trường "bung ra" các phương thức tuyển sinh để bây giờ loay hoay tìm cách "gói" vào trong một quy định là một ví dụ.

Lần này, việc sửa luật được các nhà chuyên môn đánh giá là bài bản. Trước khi đi vào biên soạn những nội dung cụ thể, Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị được một bộ hồ sơ khá đầy đủ, trong đó có những đánh giá nghiêm túc về tác động chính sách của luật hiện hành. Vì thế, luật sửa đổi sẽ bao trùm được những trường hợp thực tế, đưa được hoạt động của cả hệ thống vào khung pháp luật, không để xảy ra tình trạng loay hoay vá víu.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn