Nhảy đến nội dung

Khuyên chân thành: 6 loại cốc này biến nước nóng thành "thuốc độc" cần bỏ ngay nhưng nhà nào cũng có

Sử dụng những loại cốc này thường xuyên chẳng khác nào tự đầu độc cả gia đình.

6 loại cốc này biến nước nóng thành nước độc, nếu phát hiện ra chúng có mặt trong nhà mình thì nên bỏ ngay.

1. Cốc tráng men bị bong men

Khi lớp men trên cốc tráng men bị bong tróc, phần kim loại bên trong sẽ lộ ra, theo thời gian có thể bị gỉ sét.

Nếu đổ nước nóng vào những chiếc cốc như vậy, nguy cơ các kim loại độc hại hòa tan vào nước sẽ tăng lên, từ đó tích tụ kim loại nặng trong cơ thể, gây tổn hại cho hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cực kỳ không tốt cho sức khỏe.

2. Cốc thủy tinh chứa chì

Một số cốc thủy tinh để tăng độ trong và tính thẩm mỹ sẽ được thêm chì, một kim loại nặng độc hại. Nếu cơ thể con người hấp thụ chì trong thời gian dài, nồng độ chì trong máu sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và hệ thần kinh của trẻ nhỏ.

Khi mua cốc thủy tinh, bạn nên chú ý chọn loại “không chì”.

3. Cốc Glacier nhiều màu sắc

Cốc Glacier nhiều màu được yêu thích vì vẻ ngoài bắt mắt, nhưng những màu sắc đó thường được tạo ra thông qua mạ điện, phun sơn... Các thành phần hóa học và kim loại nặng trong đó dễ vượt ngưỡng an toàn, có nguy cơ gây hại cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương.

Để tránh mua phải cốc Glacier độc hại, bạn nên:

- Chọn sản phẩm của nhà sản xuất uy tín. Tránh mua những sản phẩm không nhãn mác, giá rẻ bất thường.

- Xem tiêu chuẩn sản phẩm: Cốc Glacier đạt chuẩn sẽ có ghi chú tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn ngành trên bao bì hoặc nhãn mác.

4. Cốc nhựa chất liệu PC

Loại cốc này rất phổ biến, nhưng phần lớn chỉ thích hợp đựng nước lạnh. Khi đổ nước nóng vào, nó có thể làm giải phóng Bisphenol A (BPA), một chất có thể ảnh hưởng đến hệ nội tiết, hệ miễn dịch và thần kinh, thậm chí thúc đẩy di căn của tế bào ung thư.

Nếu bắt buộc phải dùng cốc nhựa, bạn nên chọn loại có ký hiệu số 5 (PP) dưới đáy cốc – loại này chịu được nhiệt độ lên đến 120 độ C, an toàn với nước nóng và có thể dùng trong lò vi sóng.

5. Cốc inox không đạt chuẩn

Cốc giữ nhiệt inox chất lượng kém có thể giải phóng các kim loại nặng như crôm khi đổ nước nóng, lâu ngày tích tụ trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

Cách chọn cốc inox an toàn:

- Nên chọn loại làm từ inox 304 hoặc 316, có khả năng chống ăn mòn tốt ở nhiều mức nhiệt độ.

- Tránh loại có in mã inox 201, vì khả năng chịu axit - kiềm yếu, không khuyến khích sử dụng.

6. Cốc sứ có họa tiết vẽ trên men (men trên)

Cốc sứ nói chung là lựa chọn an toàn, nhưng loại có họa tiết vẽ trên lớp men thì không nên dùng. Nếu chất liệu màu kém chất lượng hoặc quy trình nung không đạt chuẩn, dễ gây ra tình trạng vượt mức kim loại nặng.

Đặc biệt, khi đựng nước nóng, nguy cơ giải phóng kim loại càng cao, tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe.

Để phân biệt cốc sứ có họa tiết vẽ trên men, bạn có thể:

- Sờ vào thành trong cốc: men dưới hoặc men giữa có bề mặt mịn màng, không có cảm giác gồ ghề.

- Men trên thường sần sùi, họa tiết như dán sticker.

Nguồn và ảnh: Sina


 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn