Khách hàng mua 2 thỏi vàng, về nhà cắt ra xem phát hiện lẫn tạp chất liền tố cáo khiến ngân hàng mất 73.000 tỷ đồng, tòa án tuyên bố: Người mua phải bồi thường

Sau khi mua vàng ở chi nhánh một ngân hàng có tiếng, người đàn ông Trung Quốc khẳng định mình đã bị lừa mua phải vàng giả.
Ngày 2/7 vừa qua, Bộ Công an Trung Quốc đã công bố danh sách các vụ tung tin đồn trên mạng nghiêm trọng, trong đó, vụ việc về “thỏi vàng giả của ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC)” đã trở thành tâm điểm chú ý.
Trước đó, vào tháng 5/2025, ông Trần (46 tuổi) ở Thượng Hải mua 2 thỏi vàng tại 1 chi nhánh của ngân hàng ICBC. Ngay hiều hôm đó, một đoạn video bất ngờ xuất hiện trên mạng xã hội, với tiêu đề: “ICBC bán vàng giả, thông báo chính thức xác nhận!”
Trong video, người đàn ông họ Trần cầm trên tay một vật thể giống thỏi vàng. Ông này nói rằng khi cắt ra bên trong có tạp chất đen, kèm theo hình ảnh 1 văn bản kiểm định. Dù video đầy sơ hở, nhưng chỉ trong vòng 24 giờ đã thu về hơn 100.000 lượt thích, 50.000 lượt chia sẻ. Phần bình luận càng khiến tình hình thêm hỗn loạn, có người nói rằng bạn mình cũng mua phải vàng giả ở ngân hàng này. Thậm chí, một số kẻ còn nhân cơ hội này tranh thủ quảng cáo dịch vụ bán vàng “đảm bảo uy tín”.
Một nhân viên chi nhánh ICBC ở Thượng Hải cho biết: “Chiều hôm đó, mọi chuyện thực sự vô cùng hỗn loạn. Hơn 30 khách hàng kéo đến ngân hàng yêu cầu trả lại vàng, điện thoại đổ chuông liên tục không ngớt.” Không chỉ vậy, thị trường chứng khoán cũng chịu tác động, cổ phiếu ICBC giảm 3,2%, vốn hóa thị trường bốc hơi hơn 2 tỷ NDT (khoảng hơn 73.000 tỷ đồng).
Trước sức ép dư luận, ICBC đã nhanh chóng phối hợp cùng cơ quan chức năng làm rõ sự việc. Kết quả kiểm định từ Viện Nghiên cứu Đo lường Kỹ thuật Thượng Hải cho thấy, thỏi vàng đạt hàm lượng 99,99% vàng nguyên chất, hoàn toàn không có vấn đề về chất lượng. Còn vết tạp chất đen kia, hóa ra chỉ là vết bẩn bám vào sau khi khách hàng mang về nhà, rất dễ dàng làm sạch
Trên thực tế, ngay khi tin đồn xuất hiện hồi tháng 5, ICBC ở chi nhánh Thượng Hải đã công khai kết quả kiểm định và bác bỏ thông tin sai lệch. Nhưng lúc đó, video bịa đặt của người đàn ông họ Trần đã lan truyền mạnh, nhiều người chỉ kịp nhìn thấy tin giả mà không tiếp cận được thông báo chính thức.
Khi Trần bị bắt, cảnh sát phát hiện ông ta không phải hành động một mình. Phía sau người đàn ông này là cả một nhóm người phối hợp chặt chẽ: người viết kịch bản, người chỉnh sửa hình ảnh, người phụ trách “dẫn dắt dư luận” trong phần bình luận. Mục đích sau cùng vẫn là để thu hút lượt theo dõi, tăng sức ảnh hưởng và tìm cách kiếm tiền từ đó.
Một chuyên gia an ninh mạng bình luận: “Họ quá hiểu tâm lý đám đông: lo sợ rủi ro tài chính, tò mò trước những ‘thông tin nội bộ’. Chính vì vậy họ dễ dàng lợi dụng sự cả tin của người dùng mạng.” Đáng lo hơn, trong phần bình luận còn xuất hiện những lời mời chào đầu tư vàng với “lợi nhuận cao”, thực chất là nhân cơ hội để thực hiện chiêu trò lừa đảo.
Với hành vi bịa đặt, tung tin giả gây hậu quả nghiêm trọng, Trần đã bị cơ quan công an tạm giam. Theo luật pháp Trung Quốc, người đàn ông này có thể đối mặt với mức án lên tới 7 năm tù và phải đền bù thiệt hại cho ngân hàng. Một giáo sư tại Học viện Chính pháp Thượng Hải nhận định: “Thời đại ai cũng có thể trở thành người đưa tin, nhưng mọi lời nói, hành động đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
Ngân hàng Công thương Trung Quốc cũng nhấn mạnh sẽ tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính và chủ động phát hiện, xử lý sớm những thông tin bịa đặt. Đại diện ICBC cho biết, ngân hàng khuyến khích người dân đầu tư tỉnh táo, nhưng không thể chấp nhận việc lợi dụng chính nghĩa làm bình phong để tung tin thất thiệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và
(Theo Global Times, Beijing News)