Nhảy đến nội dung
 

Kẹo Kera chứa 35% chất sorbitol: Người bệnh nền dùng nhiều ảnh hưởng ra sao?

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vừa bị bắt do liên quan vụ án kẹo rau củ Kera, trong đó việc sử dụng sorbitol trong sản phẩm nhưng không công bố khiến nhiều người lo lắng khi đã tiêu thụ loại kẹo này.

Tác hại của sorbitol đối với người mắc bệnh nền

Bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Hoàng Bích Uyên, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM cho biết, sorbitol là một loại carbohydrate thuộc nhóm rượu đường (polyol), dạng lỏng màu trắng, không mùi, tan hoàn toàn trong nước, rượu, có vị ngọt dịu (60% độ ngọt của đường kính), nhưng cung cấp ít năng lượng hơn (2,6 kcal/g so với 4 kcal/g của đường sucrose). Sorbitol thuộc nhóm phụ gia tạo vị ngọt, được phép sử dụng trong thực phẩm và thường được sử dụng làm chất tạo ngọt thay thế đường trong thực phẩm, dược phẩm và có tác dụng nhuận tràng khi sử dụng với liều cao.

"Tác hại của việc lạm dụng sorbitol đối với bệnh nhân mắc bệnh nền mạn tính là nghiêm trọng hơn đáng kể so với người bình thường. Các tác dụng phụ như mất nước, rối loạn điện giải, và ảnh hưởng đến đường huyết có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng bệnh lý sẵn có, dẫn đến biến chứng nguy hiểm", bác sĩ Uyên nhấn mạnh

Rối loạn điện giải có thể gây ra loạn nhịp tim, thậm chí là suy tim ở những người có bệnh nền. Mất nước có thể làm giảm thể tích máu, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, gây áp lực lên hệ thống tim mạch và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim hoặc tăng huyết áp.

Mặc dù sorbitol ít ảnh hưởng đến đường huyết hơn đường thông thường, nhưng ở người tiểu đường, việc tiêu thụ nhiều sorbitol vẫn có thể làm tăng đường huyết, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.

Đối với người có nguy cơ hạ đường huyết, sorbitol không trực tiếp gây hạ đường huyết, nhưng các tác dụng phụ như tiêu chảy, mất nước có thể làm rối loạn cân bằng cơ thể và gián tiếp ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết.

Với bệnh nhân suy thận mạn tính hoặc có vấn đề về thận cần thận trọng đặc biệt vì khả năng cân bằng điện giải của cơ thể họ đã bị suy giảm. Mất nước và rối loạn điện giải do sorbitol có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy thận.

Những bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích đặc biệt nhạy cảm với sorbitol và có thể gặp phải các triệu chứng tiêu hóa nghiêm trọng hơn như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi ngay cả khi dùng với liều lượng nhỏ.

Tiêu thụ bao nhiêu sorbitol thì gây hại ?

"Khi ăn sorbitol nhiều hơn 10 g/ngày, một số người có thể gặp tình trạng tiêu chảy, đau bụng, dù tỷ lệ mắc phải không cao. Khi tiêu thụ quá mức, đặc biệt trên 50 g mỗi ngày, sorbitol có thể gây nhuận tràng, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy và mất cân bằng đường ruột. Chính vì thế, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo người tiêu dùng cần đọc kỹ thành phần trên nhãn sản phẩm, kiểm soát lượng sorbitol nạp vào và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu có dấu hiệu bất thường", bác sĩ Uyên chia sẻ.

Bác sĩ Uyên cho biết, tuy sorbitol được các tổ chức như FDA công nhận là an toàn nhưng việc sử dụng không kiểm soát có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Theo quy định quốc tế, nếu sản phẩm chứa trên 10% sorbitol thì phải ghi cảnh báo "có thể gây tiêu chảy nếu dùng nhiều".

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn