Nhảy đến nội dung
 

Giới công nghệ xoa dịu công chúng bằng chuyện hài

Cuốn sách mới “The Comedy of Computation” khám phá cách sự hài hước được sử dụng để xoa dịu lo ngại về đà phát triển của công nghệ máy tính trong cuộc sống hiện đại, theo MIT.

Steve Jobs giới thiệu máy tính Apple Macintosh năm 1984. Ảnh: ABC News.

Lần đầu tiên Steve Jobs tổ chức buổi giới thiệu công khai máy tính Apple Macintosh vào đầu năm 1984, các tình tiết gây hài là một hoạt động quan trọng. Đầu tiên, Jobs lấy máy tính ra khỏi túi. Sau đó, sử dụng công nghệ giọng nói của Samsung, máy tính Macintosh đã nói một câu dí dỏm về máy chủ của đối thủ IBM: "Đừng bao giờ tin tưởng một chiếc máy tính mà bạn không thể nhấc lên".

Có một lý do khiến Jobs làm như vậy. Trong vài thập kỷ đầu tiên khi máy tính trở thành một phần của đời sống văn hóa, bắt đầu từ những năm 1950, loại thiết bị này mang lại cảm giác không thân thiện, u tối và không phục vụ gì cho lợi ích của con người. Điều này được truyền tải qua bộ phim năm 1968 2001: A Space Odyssey, trong đó chiếc máy tính trên tàu đã quay lưng lại với đoàn thám hiểm.

Đây là lý do Jobs phải sử dụng sự hài hước để xoa dịu mối lo ngại về máy móc khi muốn bán cho công chúng ý tưởng về máy tính cá nhân.

“Trái ngược với cảm giác máy tính là lạnh lùng và bị các con số điều khiển, máy tính đang sử dụng công nghệ giọng nói để truyền tải những câu chuyện cười khiến loại thiết bị này dễ gần hơn”, học giả Benjamin Mangrum của Đại học MIT cho biết.

Xu hướng này xuất hiện trong toàn bộ nền văn hóa hiện đại, từ phim ảnh, truyền hình, tiểu thuyết và sân khấu. Con người thường giảm nhẹ những nghi ngờ và nỗi sợ hãi của mình về máy tính thông qua sự hài hước.

Đây cũng chính là nội dung được Mangrum phân tích trong cuốn sách mới The Comedy of Computation: Or, How I Learned to Stop Worrying and Love Obsolescence, được nhà xuất bản Đại học Stanford ra mắt trong tháng này.

gioi cong nghe anh 1

Ảnh: MIT.

Kết hợp những yếu tố trái ngược

Mangrum bắt đầu quan tâm đến chủ đề này một phần là nhờ vở hài kịch năm 1955 của William Marchant The Desk Set, trong đó đặt ra câu hỏi về cách các nhân viên văn phòng sẽ cùng tồn tại với máy tính.

Trong khi máy tính là loại thiết bị cứng nhắc nhưng chúng lại được kết hợp trong các tác phẩm văn hoá đương đại để tạo nên tiếng cười. Tuy các loại thiết bị này u buồn, chúng lại có thể kéo mọi người lại gần nhau hơn.

Mangrum lưu ý rằng cách xây dựng cốt truyện kết hợp những yếu tố trái ngược nhau như vậy có từ thời cổ đại và phổ biến vào thời của Shakespeare. Tuy nhiên, các phương tiện và hình thức kết hợp này thay đổi theo thời gian.

Ví dụ, những trò đùa cụ thể về máy tính có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời. Steve Jobs đã chế giễu những chiếc máy tính lớn hay bộ phim hài năm 1998 của Nora Ephron You’ve Got Mail gây hài với những chiếc modem quay số. Tuy nhiên, những trò đùa đó có thể khiến hầu hết mọi người ngày nay bối rối vì không còn sống trong bối cảnh đó.

Tiếp tục quá trình phát triển này vào thế kỷ 21, Mangrum nhận thấy rằng rất nhiều bộ phim hài tập trung vào điều ông gọi là "trò đùa công nghệ vĩ đại", trong đó, có sự khác biệt lớn giữa những khát vọng công nghệ nghe có vẻ cao cả và các kết quả đôi khi ảm đạm.

Ví dụ, truyền thông xã hội hứa hẹn mang đến sự kết nối và khám phá xã hội mới, tuy nhiên, nó cũng tạo ra sự phân cực, thông tin sai lệch và độc hại. Những tác động xã hội của công nghệ rất phức tạp. Nhiều chương trình truyền hình hiện nay, chẳng hạn như Silicon Valley hiện tập trung vào tình trạng này.

gioi cong nghe anh 2

Loạt phim Silicon Valley. Ảnh: Business Insider.

Bức tranh phức tạp và hỗn loạn

The Comedy of Computation cũng đi sâu vào một số khía cạnh khác của văn hóa và công nghệ hiện đại. Theo Mangrum, khái niệm về tính xác thực cá nhân là một cấu trúc khá mới trong xã hội. Yếu tố này nảy sinh từ hiện thực cuộc sống mới va chạm với thế giới máy tính khi phương tiện truyền thông xã hội đầy rẫy những lời cáo buộc không chân thực.

Mangrum cho biết: “Tính xác thực của con người cũng gắn liền với sự hài hước khi chúng ta nói đùa về việc mọi người không còn chân thực nữa”.

Theo tác giả, “có một bức tranh (công nghệ) thực sự phức tạp và lộn xộn. Đôi khi những câu chuyện hài tìm ra cách để trải nghiệm và tìm thấy niềm vui trong sự lộn xộn đó, và đôi khi sự hài hước cũng gói gọn công nghệ vào một bài học có thể khiến mọi thứ trở nên rõ ràng hơn”.

Mangrum cũng nói thêm rằng cuốn sách tập trung vào "cả mối đe dọa và niềm vui liên quan đến lịch sử phát triển của máy tính, theo cách nó định hình xã hội, mang đến nhiều tiến bộ và lợi ích, tuy nhiên, cũng kéo theo nhiều mối đe dọa, như đối với việc làm”.

Tác giả Mangrum cũng cho hay: "Ngành công nghệ tuyên bố rằng một số sản phẩm của họ có mục tiêu mang tính cách mạng, nhưng nhiều sản phẩm trong số này lại không làm được những điều đó".

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn