Nhảy đến nội dung
 

Đòn sát thủ cuối cùng của bong bóng tài sản

Cuốn sách phân tích sức mạnh của tiền tệ có thể can thiệp vào các công việc chung của thế giới ra sao. Những trung tâm kinh tế như EU, Mỹ… đang đưa ra các chính sách gì để xử lý khủng hoảng và đảm bảo sự an toàn cho các nhà đầu tư. Mỗi tập đề cập đến một khía cạnh cho thấy cái nhìn toàn cảnh của tác giả về dòng chảy tài chính hiện đại.

Mặc dù mục tiêu chính của việc mua trái phiếu của Cục Dự trữ Liên bang là để giảm lãi suất dài hạn, nhưng không nên đánh giá thấp tác động của nó đối với lãi suất ngắn hạn.

Mặc dù cách tính của thị trường mỗi nơi một khác, nhưng quan điểm chung là quy mô thu mua trái phiếu trị giá 800 tỷ đô-la hàng năm của Cục Dự trữ Liên bang có tác động đến GDP tương đương với việc giảm 1 điểm phần trăm lãi suất chuẩn; tác động của nới lỏng định lượng đối với tổng lượng mua trái phiếu của năm 2013 tương đương với giảm 3,7 phần trăm trong lãi suất chuẩn. Nói cách khác, hiệu quả kinh tế thực tế của nó tương đương với việc Cục Dự trữ Liên bang giảm lãi suất chuẩn xuống -3,7%.

Lai suat anh 1

Lãi suất luôn là một vấn đề nhức nhối của mọi nền kinh tế. Ảnh: Forbes.

Hãy tưởng tượng, khi quá trình “tái thiết lập” lãi suất ngắn hạn từ -3,7% lên 2-2,5% trong vài năm tới diễn ra, nền kinh tế thực và thị trường tài chính ở Mỹ sẽ phải đứng trước tình trạng tăng vọt tới 600 điểm cơ bản (100 điểm cơ bản tương đương với 1 phần trăm)!

Có hai quan điểm về tác động của việc mua trái phiếu đối với lãi suất. Một quan điểm tin rằng khi Cục Dự trữ Liên bang công bố quy mô mua trái phiếu, lãi suất đã hoàn tất sự thay đổi tương ứng, và việc cắt giảm quy mô mua trái phiếu trong tương lai sẽ không ảnh hưởng đến lãi suất. “Quy mô tài sản tĩnh” do Cục Dự trữ Liên bang nắm giữ sẽ quyết định mức lãi suất, tức là “lượng tồn” sẽ quyết định lãi suất.

Một quan điểm khác cho rằng “lưu lượng” mua trái phiếu hàng tháng có tác động quan trọng hơn đến lãi suất, tức là “lưu lượng” sẽ quyết định lãi suất. Trên thực tế, nếu quan sát những thay đổi mạnh mẽ của lãi suất kể từ tháng 5, bạn sẽ thấy rằng “cổ phiếu” và “lưu lượng” của Cục Dự trữ Liên bang không hề thay đổi, chỉ có lòng người thay đổi mà thôi! Chính xác hơn, những thay đổi trong “kỳ vọng lưu lượng” cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức lãi suất.

Xét về xu hướng lãi suất trung và dài hạn, sự rút lui của Cục Dự trữ Liên bang sẽ gây thiếu hụt 85 tỷ đô-la vốn mua trái phiếu trung và dài hạn hàng tháng. Cục Dự trữ Liên bang là người mua trái phiếu Chính phủ và trái phiếu MBS Fannie Mae và Freddie Mac lớn nhất, nếu họ rút đi thì làm sao những người mua khác trên thị trường dám tiếp tục tham gia đây?

Ảnh hưởng của Cục Dự trữ Liên bang đối với lãi suất dài hạn vốn đã khá yếu, và “kỳ vọng” của thị trường đối với sự rút lui của Cục Dự trữ Liên bang sẽ càng kinh khủng hơn, lãi suất dài hạn rất có khả năng sẽ tăng cao hơn nhiều so với lãi suất ngắn hạn.

Những cuộc tranh cãi về mức trần nợ hàng năm trong Quốc hội Mỹ cũng kỳ lạ và thú vị chẳng khác gì một buổi biểu diễn xiếc. Mức trần nợ “dám” không nâng lên ư? Ngân sách “dám” không thâm hụt sao? Quy mô nợ của Mỹ đã lên tới một đẳng cấp hoàn toàn khác so với những năm 1990. Khoản nợ truyền thống 60 nghìn tỷ đô-la cộng với nợ bóng tối đã lên tới 370% GDP.

Lãi suất cứ tăng 1 điểm phần trăm thì sẽ làm tăng áp lực dòng tiền ít nhất 600 tỷ đô-la lên nền kinh tế, nếu gặp phải màn “tái thiết lập” lãi suất 600 điểm cơ bản thì dòng tiền sẽ chịu áp lực ít nhất từ 3-4 nghìn tỷ đô-la, gần bằng 20% GDP, vượt xa tổng doanh thu tài chính! Hãy quên đi sự phục hồi kinh tế và chuẩn bị để cứu vãn một cuộc khủng hoảng tài chính khác.

Chính sách lãi suất cực thấp không chỉ phù hợp với lợi ích của Mỹ, mà còn là một dạng lợi ích cốt lõi chết người!

Tại sao Mỹ căm ghét sự tăng giá của vàng? Bởi vì giá vàng đại diện cho kỳ vọng của thế giới về lạm phát trong tương lai, giá vàng tăng cao sẽ thay đổi đánh giá của thị trường về chi phí vốn, người cho vay sẽ yêu cầu lãi suất cao hơn để bù đắp cho sự tổn thất do lạm phát, vì vậy mức giá của vàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ vọng về xu hướng lãi suất. Ngược lại, lãi suất tăng đột biến cũng có thể làm thay đổi kỳ vọng của thị trường về lạm phát, qua đó làm thay đổi mức định giá đối với vàng.

Mỹ đương nhiên hy vọng rằng sẽ có một môi trường với lãi suất cực thấp mãi mãi để bong bóng tài sản có thể tiếp tục thổi phồng vô thời hạn. Cũng giống như năm 2008, khi tất cả mọi người đều mong mỏi giá nhà đất sẽ tăng vĩnh viễn. Tâm lý đó có thể hiểu được, nhưng cuối cùng thì chúng ta vẫn phải đối mặt với thực tế. Bất luận thế nào, Cục Dự trữ Liên bang sẽ phải thoát khỏi QE càng sớm càng tốt, và cái giá phải trả là lãi suất tăng đột biến.

Nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng lãi suất tăng đột biến sẽ biến thành núi lửa lãi suất, từ đó gây ra một cuộc khủng hoảng thậm chí còn kinh hoàng hơn.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn