Áp lực vô hình của những nhân sự cấp cao

Cuốn sách mang tới cho bạn đọc những lời khuyên bổ ích trong quá trình tìm kiếm việc làm, muốn thay đổi môi trường làm việc. Để tìm được công việc phù hợp, bạn cần hiểu rõ các kỹ năng, thế mạnh của bản thân và yêu cầu của nhà tuyển dụng.
![]() |
Những quản lý cấp cao phải đối mặt với rất nhiều áp lực trong công việc. Ảnh minh họa: MBC. |
Cho dù thành tích trước kia của bạn có sáng chói thế nào, bất kể gia cảnh của bạn hiển hách ra sao, mọi người đều bình đẳng trong công ty. Chỉ có phân công công việc là khác nhau, không ai vượt trội hơn ai.
Plato nhà triết học cổ đại người Hy Lạp đã từng nói: "Điểm mấu chốt để đo lường sự tốt hay xấu của một người đó là xem những gì anh ta làm khi anh ta có quyền lực". Là người thuộc tầng lớp quản lý của một công ty, mỗi lời nói, việc làm của bạn đều chịu sự theo dõi của các đồng nghiệp trong công ty.
Để đạt được sự bình đẳng theo đúng nghĩa, tôi cho rằng chúng ta có thể bắt đầu với cách xưng hô. Bạn có thể gọi sếp trực tiếp của bạn là “thầy giáo/cô giáo” hoặc một cái tên tiếng Anh ấm áp, hoặc là một cái tên rất sáng tạo do đội nhóm đặt.
Tôi có nghe nói rằng có ứng viên của công ty gọi sếp là hiệu trưởng XX, trưởng phòng XX, Đường Tăng, viên cherry, gấu trúc khổng lồ… Ở điểm này, chúng ta có thể học tập văn hóa của các công ty nước ngoài, các nhân viên đều gọi tên của chủ tịch.
Bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ thời gian nào, nếu đồng nghiệp gọi bạn là Tổng giám đốc XX, Tổng giám sát XX, Giám đốc XX, 100% sẽ mở ra khoảng cách tâm lý giữa các đồng nghiệp. Bề ngoài họ dường như đang lắng nghe chỉ đạo của bạn, nhưng thực tế họ lại không hề cởi mở, chân thành.
Không có thời gian và không gian để trao đổi bình đẳng, ngoài các báo cáo và cuộc họp công việc chính thức, những gì chúng ta có thể thấy là sự lặng của các đồng nghiệp. Sự im lặng này không phải là vàng, có lẽ đó là cuộc đấu tranh thầm lặng của đồng nghiệp. Tất cả chúng ta đều biết rằng sự tôn trọng trong trái tim không đến từ một đỉnh cao hiển hách, mà là sức hút từ tính cách và hiệu suất thực tế của bạn.
Thứ hai, chúng ta có thể sắp xếp thời gian mỗi tuần hoặc thậm chí mỗi ngày để trao đổi face to face (trực tiếp mặt đối mặt) với đồng nghiệp. Mời họ dùng bữa cùng nhau hoặc mời một nhân viên có thành tích nổi bật ăn một bữa ăn thịnh soạn, hoặc chuẩn bị tổ chức một party (bữa tiệc) chia tay đời độc thân cho một chú rể tương lai.
Khi tâm trí của bạn hướng về đồng nghiệp, ngay cả các những người hướng nội sẽ cảm thấy ấm áp. Bản chất con người là như nhau, trên trán của mỗi người đều có viết câu: “Tôi rất quan trọng”. Chúng ta cần khiến các đồng nghiệp cảm thấy họ quan trọng trong trái tim chúng ta.