Nhảy đến nội dung
 

Việt Nam lọt tốp 7 thị trường hàng đầu thế giới ở 1 lĩnh vực bền vững: "Mỏ vàng" âm thầm kiếm tỷ USD

Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn phát triển kinh tế bền vững tạo ra công ăn việc làm cho người dân.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và căng thẳng chính trị toàn cầu gia tăng, các tổ chức quốc tế đồng loạt kêu gọi thế giới nhìn lại giá trị to lớn của kinh tế biển và hướng đến phát triển bền vững.

Việt Nam, quốc gia ven biển có lợi thế tự nhiên lớn, đang đứng trước “cơ hội vàng” nếu biết tận dụng nguồn tài nguyên đại dương theo hướng xanh bền vững.

"Nền kinh tế" lớn thứ 5 thế giới

Trong báo cáo công bố mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá rằng nếu được tính như một nền kinh tế độc lập, kinh tế biển toàn cầu sẽ là "nền kinh tế" lớn thứ 5 thế giới. Dự báo giá trị kinh tế đại dương sẽ vượt ngưỡng 3.000 tỷ USD vào năm 2030, OECD nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý chặt chẽ tài nguyên biển, thúc đẩy tăng trưởng xanh công bằng và bền vững.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, thế giới cần đầu tư ít nhất 175 tỷ USD mỗi năm vào nền kinh tế biển, tập trung vào các giải pháp công nghệ, bảo tồn và hợp tác giữa chính phủ, tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân.

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) mang tên “Khai thác nguồn nước: Cơ hội đầu tư nghìn tỷ USD trong nuôi trồng thủy sản bền vững” nhận định: nuôi trồng thủy sản là một trong những cơ hội sáng giá nhất để xây dựng hệ thống thực phẩm bền vững toàn cầu trong 25 năm tới.

Theo đó, hiện ngành này đóng góp gần 60% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu và có dấu chân carbon thấp nhất trong số các ngành sản xuất protein động vật.

Bà Genevieve Connors, Giám đốc lâm thời toàn cầu, Bộ phận Môi trường của WB, nhấn mạnh: “Chúng ta cần chuyển sang mô hình nuôi trồng không chỉ hiệu quả mà còn bền vững, có trách nhiệm với môi trường và hòa nhập xã hội. Đây là lời kêu gọi hành động: cần tăng cường hợp tác và đầu tư vào công nghệ mới, cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa khu vực công và tư” – theo UCN.

Cơ hội cho Việt Nam

Là một quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào biển trong các hoạt động thương mại, đánh bắt cá, du lịch và khai thác năng lượng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.

Chiến lược quốc gia về kinh tế biển bền vững đặt ra những mục tiêu rõ ràng như: phát triển nghề cá có trách nhiệm, đẩy mạnh công nghệ biển, khai thác điện gió ngoài khơi và tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thuỷ hải sản Việt Nam lũy kế 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt 5,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo của WB và WWF cũng chỉ ra bảy thị trường dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản bền vững, bao gồm: Bangladesh, Chile, Trung Quốc, Ecuador, Ai Cập, Thái Lan và Việt Nam. Qua đó, các chuyên gia nhấn mạnh vai trò then chốt của chính sách tài chính sáng tạo, đầu tư công - tư phối hợp và áp dụng công nghệ để chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang mô hình chuyên canh, quy mô lớn.

Với dự báo sản lượng hải sản toàn cầu tăng 14% vào năm 2032, báo cáo khẳng định, nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn bậc nhất trong nền kinh tế xanh, hứa hẹn tạo ra lợi ích kinh tế, sinh thái và xã hội đồng thời.


 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn