Viêm não mô cầu: Vì sao bệnh thường bùng phát vào mùa hè?

Viêm não mô cầu là một loại nhiễm khuẩn nghiêm trọng, do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Bệnh có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết.
Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết bệnh viêm não mô cầu diễn tiến rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong trong vòng 24-48 giờ. Ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ tử vong vẫn từ 10-15%, và trong số những người sống sót thì cứ 5 người thì có 1 người có thể bị di chứng vĩnh viễn như điếc, mù lòa, tổn thương thận mạn tính, tổn thương não, chậm phát triển trí tuệ, hoặc phải cắt cụt chi, rối loạn sang chấn tâm lý sau chấn thương (PTSD).
Bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa hè
Theo bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, bệnh viêm não mô cầu có thể xảy ra quanh năm, nhưng có xu hướng gia tăng vào mùa hè - thời điểm nóng và ẩm. Một số nguyên nhân làm số ca bệnh tăng hơn:
Tăng cường tiếp xúc gần: Trong các trại hè, hoạt động lễ hội hoặc khi đi du lịch sẽ tạo điều kiện cho sự lây lan vì tập trung đông người và có những hoạt động sinh hoạt tập thể. Chúng ta dễ tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh qua đường hô hấp với các giọt bắn từ mũi, họng của người bệnh khi người đó ho, hắt hơi hay nói chuyện.
Cơ thể mất nước: Trời nắng gắt, không vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dinh dưỡng thiếu thốn có thể làm hệ miễn dịch nhạy cảm hơn với tác nhân gây bệnh, nhất là với trẻ nhỏ và người có các bệnh lý nền.
Thay đổi miễn dịch niêm mạc vùng mũi, hầu họng do nắng nóng và bụi bẩn, ô nhiễm trong thời tiết mùa hè (nhất là vùng đô thị) khiến đường hô hấp khô hơn, dễ bị tổn thương hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Neisseria meningitidis phát triển và xâm nhập.
Triệu chứng của bệnh viêm não mô cầu là gì?
Các triệu chứng ban đầu của viêm não mô cầu có thể giống với những bệnh nhiễm khuẩn thông thường hay cảm cúm, khiến việc chẩn đoán sớm trở nên khó khăn. Các dấu hiệu cảnh báo trong 4-12 giờ đầu bao gồm:
Phòng ngừa bệnh như thế nào?
Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm vắc xin. Hiện nay tại Việt Nam có 3 loại vắc xin và có thể phòng ngừa 5 nhóm huyết thanh của Neisseria meningitidis gồm A, B, C, W-135 và Y. Lưu ý vắc xin cần ít nhất từ 2 - 4 tuần sau tiêm mới có thể phát huy được hiệu quả bảo vệ.
Ngoài ra, còn có các biện pháp phòng ngừa khác như: