Nhảy đến nội dung
 

Vì sao không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi? - Báo VnExpress

Trả lời:

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, người hút thuốc lá có khả năng mắc ung thư phổi cao gấp 15-30 lần so với những người không hút.

Người không hút thuốc nhưng vẫn bị ung thư phổi có thể do các yếu tố nguy cơ khác như hấp thụ các khí độc hại, tuổi tác, yếu tố di truyền, khói bụi, ô nhiễm môi trường, bệnh phổi tiềm ẩn, đột biến gene... Người không hút thuốc nhưng thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá (hút thuốc thụ động) cũng tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.

Ung thư phổi ở người không hút thuốc chủ yếu xảy ra ở nữ giới, phần lớn thuộc loại ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, nguyên nhân có thể là do tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên với người không hút thuốc nhưng có vợ hoặc chồng hút thuốc.

Thuốc lá có hơn 7.000 hóa chất, trong đó có khoảng 70 hóa chất trong số này gây ra nhiều bệnh ung thư như ung thư họng, ung thư phổi, khí quản... Các chất độc trong khói thuốc bám rất lâu trên tường, nội thất, quần áo...

Mọi người không nên hút thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, thuốc lào. Không nên hút trong nhà, gần trẻ em, phụ nữ, người lớn tuổi. Nhà cửa nên thường xuyên mở cửa để lưu thông không khí, giặt chăn, ga, gối, rèm cửa... thường xuyên để loại bỏ mùi khói thuốc.

Ở giai đoạn sớm, ung thư phổi thường không có dấu hiệu hoặc các triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh khác như ho, mệt... Các triệu chứng ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực, khó thở, sụt cân thường xuất hiện khi bệnh ung thư phổi ở giai đoạn trễ. Bạn nên điều trị sớm để giảm nguy cơ biến chứng, tránh bệnh di căn ảnh hưởng sức khỏe.

Người hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc nên khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư phổi thường xuyên. Gia đình có người mắc ung thư phổi liên quan đến thuốc lá, người trong nhà nên tầm soát bệnh này thường xuyên. Chụp cắt lớp vi tính (CT) liều thấp sử dụng tia X rất nhỏ, gần bằng chụp X-quang, nhưng có thể phát hiện được các tổn thương giai đoạn sớm kích thước nhỏ hơn 1 cm mà X-quang không ghi nhận được.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Sỹ
Đơn vị Ung bướu
Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp
 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn