Nhảy đến nội dung
 

Tương lai ‘siêu đô thị’ TP HCM sau sáp nhập - Báo VnExpress - Báo VnExpress

Điểm chung của các vùng đô thị trên là đều phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện đại kết nối từ trung tâm đến vệ tinh. Đơn cử, Bangkok kết nối với 5 tỉnh kế cận bằng 3 tuyến BTS Skytrain với tổng chiều dài gần 70 km và hệ thống tàu điện ngầm (MRT), xe buýt nhanh (BRT), đường sắt liên kết sân bay.

Trong khi đó, dù có quy hoạch chung vùng Đông Nam Bộ, đến nay tính liên kết giữa vùng lõi TP HCM cũ với các thành phố vệ tinh của các tỉnh lân cận vẫn chưa tốt, từ đường bộ đến hệ thống giao thông công cộng đô thị.

Theo TS Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP HCM, dù đã có định hướng phát triển vùng, trước đây khu vực chưa phát huy được hết tiềm năng do tính liên kết yếu, các địa phương có cách làm khác nhau.

"Hợp nhất sẽ đưa ba tỉnh chung một hướng đi, khai thác hết tiềm năng mà trước đây bị hạn chế bởi địa giới hành chính", ông Lịch đánh giá.

Trước sáp nhập, TP HCM là đầu tàu của cả nước, song sức ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế hiện vẫn còn hạn chế.

Năm 2024, AT Kearney, công ty tư vấn hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ, xếp hạng TP HCM vị trí 102 trong số 156 thành phố toàn cầu, giảm 8 bậc so với năm trước đó. Bảng xếp hạng của Kearney đo lường dựa trên 5 khía cạnh với 31 chỉ tiêu để đánh giá khả năng kết nối và ảnh hưởng của một thành phố với quốc tế (thành phố toàn cầu). Những ảnh hưởng này có thể tác động lên nhiều khía cạnh như thu hút dòng vốn, thu hút nhân sự và ý tưởng sáng tạo.

Tại khu vực, các thành phố lớn khác như Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur, Jakarta và Manila đều được Kearney xếp trong top 100. Trong khi đó, hai khía cạnh trải nghiệm văn hoá và hoạt động chính trị được xếp hạng thấp so với khu vực đã ảnh hưởng đến tổng điểm chung của TP HCM.

Song, TP HCM cũng có những bước tiến trên bản đồ khởi nghiệp thế giới. Tính từ năm 2020 đến nay, TP HCM đã tăng 115 bậc trên bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp của các thành phố trên thế giới, theo StartupBlink, nền tảng nghiên cứu về khởi nghiệp toàn cầu. Trong báo cáo gần nhất, StartupBlink đánh giá TP HCM đứng vị trí 110 và đã vượt qua Manila, tiến gần tới top 100 toàn cầu.

GS. TS Nguyễn Trọng Hoài, Đại học Kinh tế TP HCM, đánh giá so với các thành phố toàn cầu đang hiện hữu trong khu vực và trên thế giới, TP HCM hiện vẫn còn những khoảng cách nhất định. Tuy nhiên, sau sáp nhập, lợi thế kinh tế của cả ba địa phương hiện hữu sẽ được phát huy thông qua tầm nhìn quy hoạch chung. Từ đó, TP HCM mới có nhiều dư địa phát triển thành đô thị toàn cầu, thu hẹp khoảng cách với các đô thị trong khu vực, trước mắt là về quy mô kinh tế.

"TP HCM mới phải mở rộng tầm nhìn. Chúng ta khi nói đến liên kết vùng sẽ không chỉ là trong nước như trước đây, mà phải tính đến liên kết trong khu vực và thế giới. Như vậy mới đưa TP HCM mới trở thành đô thị toàn cầu", ông Hoài nói.

Trong các buổi làm việc với thành phố, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng yêu cầu TP HCM mới phải trở thành một siêu đô thị quốc tế trong khu vực Đông Nam Á và có ảnh hưởng toàn cầu. Mục tiêu năm 2035-2045, thành phố thuộc nhóm đô thị thu nhập cao hàng đầu châu Á, top 30 trung tâm tài chính và top 50 thành phố thông minh đáng sống nhất thế giới.

Quang Tuệ - Đăng Nguyên

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn