Nhảy đến nội dung
 

Từ học sinh bình thường trở thành thủ khoa như thế nào?

Với nhận định thủ khoa chắc hẳn có xuất phát điểm rất siêu phàm, thì với Trần Hạnh Nguyên, thủ khoa Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), câu trả lời là hoàn toàn ngược lại. Bởi lẽ, Nguyên tự nhận mình chỉ là một học sinh bình thường nhưng rồi cuối cùng cô nàng đã trở thành thủ khoa nhờ vào những "tip" (thủ thuật) này.

Trong video của chương trình Thủ khoa tiếp sức gen Z mùa thi hôm nay, Hạnh Nguyên đã chia sẻ về những phương pháp, "tip" giúp cô nàng trở thành thủ khoa từ xuất phát điểm là một học sinh bình thường.

Nguyên nói: "Các bạn hay nghĩ thủ khoa là người rất siêu phàm, học một ngày 15 - 16 tiếng đồng hồ nhưng đối với mình thì không như vậy. Vậy mình đã sử dụng phương pháp và những "tip" như thế nào để đạt được thủ khoa?".

Đầu tiên, Nguyên tạo cho bản thân thời gian biểu phù hợp. "Đó là mình không học hết tất cả các môn trong một ngày mà sẽ chia theo tuần. Ví dụ: từ thứ hai đến thứ tư mình sẽ tập trung ôn môn toán, những kiến thức của môn đó. Còn thứ năm, thứ sáu mình sẽ học văn, học tiếng Anh. Cuối tuần sẽ dành thời gian để luyện các môn tổ hợp mình sẽ thi, tức các môn khối xã hội", Nguyên gợi ý.

Nguyên nói: "Các bạn hay nghĩ thủ khoa là người rất siêu phàm, học một ngày 15 - 16 tiếng đồng hồ nhưng đối với mình thì không như vậy. Vậy mình đã sử dụng phương pháp và những "tip" như thế nào để đạt được thủ khoa?".

Đầu tiên, Nguyên tạo cho bản thân thời gian biểu phù hợp. "Đó là mình không học hết tất cả các môn trong một ngày mà sẽ chia theo tuần. Ví dụ: từ thứ hai đến thứ tư mình sẽ tập trung ôn môn toán, những kiến thức của môn đó. Còn thứ năm, thứ sáu mình sẽ học văn, học tiếng Anh. Cuối tuần sẽ dành thời gian để luyện các môn tổ hợp mình sẽ thi, tức các môn khối xã hội", Nguyên gợi ý.

Từ kinh nghiệm của mình, Nguyên khuyên: "Các bạn nên biết cách phân bổ thời gian hợp lý. Với mình thì buổi sáng mình sẽ dành thời gian để học những môn tư duy, suy luận, cần sự tập trung cao, chẳng hạn như toán, tiếng Anh. Bởi vì buổi sáng não mình tỉnh táo nhất, có thể tập trung cao độ, hiệu suất học cũng sẽ đạt được mức tốt nhất. Buổi chiều dành để học các môn cần ghi nhớ, ghi chép như môn văn, sử, địa, giáo dục công dân. Vì não của chúng ta buổi chiều khá mệt rồi nên chỉ cần học những môn nhẹ nhàng".

Điều quan trọng, theo Nguyên, là hãy biến việc học thành thói quen, đừng để khi có hứng thú rồi mới học. "Hãy tạo cho mình một thói quen kỷ luật, đó là hãy học vào khung giờ cố định mỗi ngày. Điều đó sẽ tạo cho não mình vào guồng và có khả năng tập trung học cao hơn", Hạnh Nguyên khuyên.

Và phương pháp mà Nguyên đã áp dụng trong quá trình ôn thi là Pomodoro. Tức là học 25 phút, sau đó nghỉ 5 phút và cứ tiếp tục lặp lại như vậy. Với Nguyên, đây là phương pháp học khá hiệu quả, giúp cô nàng tránh kiệt sức trong lúc học và cũng đạt được kết quả tốt hơn.