Từ 1.7, luật Quốc tịch Việt Nam có điểm gì mới?

Từ 1.7, luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2025 có nhiều quy định mới như nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, bổ sung trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài khi nhập tịch...
Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2025, có hiệu lực từ 1.7, bổ sung một số nội dung, trong đó nới lỏng các quy định liên quan nhập, giữ quốc tịch Việt Nam, cụ thể:
Căn cước điện tử là giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
Khoản 2 điều 1 luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2025 đã bổ sung thẻ căn cước và căn cước điện tử là các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam bên cạnh các loại giấy tờ giấy như giấy khai sinh, hộ chiếu, quyết định cho nhập tịch, quyết định cho trở lại quốc tịch, quyết định cho nhận con nuôi… quy định tại điều 11 luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam
Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại điều 19 luật Quốc tịch Việt Nam 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 điều 1 luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2025 như sau:
Công dân nước ngoài và người không quốc tịch có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện:
Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch đối với một số trường hợp, theo đó người nhập tịch có thể không biết tiếng Việt, không thường trú trên 5 năm tại Việt Nam, cụ thể:
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có vợ hoặc chồng hoặc có con đẻ là công dân Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải đáp ứng các điều kiện 3, 5, 6.
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải đáp ứng các điều kiện 3, 4, 5, 6:
Bổ sung trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài khi nhập tịch
Theo khoản 6 điều 1 luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2025, người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc các trường hợp sau đây được giữ quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện sau đây và được Chủ tịch nước cho phép.
Trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:
Điều kiện giữ quốc tịch nước ngoài:
Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ nhập quốc tịch tại Sở Tư pháp
Việc giải quyết hồ sơ nhập tịch quy định tại khoản 2 điều 21 luật Quốc tịch Việt Nam 2008 được sửa đổi bởi khoản khoản 7 điều 1 luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2025 theo hướng rút ngắn thời gian như sau:
Ngoài ra, luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2025 còn bổ sung quy định:
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất việc xin nhập quốc tịch Việt Nam về Bộ Tư pháp; đồng thời gửi thông tin về Bộ Ngoại giao để phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quốc tịch.
Bộ Công an có trách nhiệm xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo đề nghị của Bộ Tư pháp.
Mọi trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam đều được xem xét giải quyết
Trước đây, người đã mất quốc tịch Việt Nam phải đáp ứng một số điều kiện nhất định mới được xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên theo khoản 8 luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2025, người đã mất quốc tịch Việt Nam khi có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì đều được xem xét giải quyết trở lại quốc tịch Việt Nam
Theo luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2025, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây. Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thì có thể lựa chọn tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài. Tên gọi này phải được ghi rõ trong quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.