Nhảy đến nội dung
 

Trình Quốc hội luật mở rộng đối tượng bị dẫn độ

Dự án Luật Dẫn độ bổ sung các trường hợp có thể bị dẫn độ gồm người liên quan nhiều hành vi phạm tội (mỗi hành vi bị Việt Nam và nước ngoài coi là phạm tội), cần có ít nhất một hành vi bị phạt tù từ 1 năm, tù chung thân, tử hình...

Sáng 24-5, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày trước Quốc hội tờ trình dự án Luật Dẫn độ.

Yêu cầu dẫn độ liên quan nhiều hành vi phạm tội (mỗi hành vi bị Việt Nam và nước ngoài coi là phạm tội), cần có ít nhất một hành vi bị phạt tù từ 1 năm, tù chung thân, tử hình, hoặc thời hạn chấp hành án còn lại ít nhất 6 tháng.

Quy định dẫn độ nhiều hành vi phạm tội, án tù từ 1 năm

Ông Quang cho biết mục đích của việc xây dựng Luật Dẫn độ là hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm chặt chẽ, khả thi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.

Dự luật giúp thúc đẩy hợp tác quốc tế về dẫn độ, tăng hiệu quả truy bắt tội phạm bỏ trốn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này và tạo nền tảng ký kết các điều ước quốc tế về dẫn độ.

Đáng chú ý, dự luật bổ sung nhiều quy định mới về đối tượng và các vấn đề liên quan đến việc dẫn độ. 

Trong đó, về các trường hợp có thể bị dẫn độ, ông Quang cho biết dự luật kế thừa quy định về trường hợp bị dẫn độ trong Luật Tương trợ tư pháp.

Cùng với đó, bổ sung trường hợp yêu cầu dẫn độ liên quan đến nhiều hành vi phạm tội (mỗi hành vi cấu thành tội phạm theo luật Việt Nam và nước ngoài), có ít nhất một hành vi bị Việt Nam và nước ngoài phạt tù từ 1 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình, hoặc thời hạn chấp hành án còn lại ít nhất 6 tháng.

Trường hợp Việt Nam là nước yêu cầu, Bộ Công an đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đồng ý dẫn độ với các trường hợp tương tự.

Theo ông Quang, việc bổ sung quy định này là phù hợp với pháp luật quốc tế và thông lệ quốc tế cũng như để giải quyết các trường hợp trong các hiệp định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký với các nước, góp phần ngăn ngừa bỏ lọt tội phạm.

Về quá cảnh người bị dẫn độ, ông Quang cho hay dự luật quy định việc quá cảnh người bị dẫn độ qua lãnh thổ Việt Nam phải được thông báo trước bằng văn bản đến Bộ Công an.

Nước đề nghị quá cảnh người bị dẫn độ chịu trách nhiệm quản lý người đó trong thời gian quá cảnh Việt Nam, chịu mọi chi phí quá cảnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp Việt Nam đề nghị nước ngoài cho phép quá cảnh người bị dẫn độ thì Bộ Công an liên hệ với nước ngoài để thực hiện các thủ tục xin phép quá cảnh người bị dẫn độ. Chính phủ hướng dẫn chi tiết điều này.

Về cơ bản, quy định này là chi tiết hơn so với quy định về quá cảnh trong Luật Tương trợ tư pháp, đồng thời nâng cao trách nhiệm của nước yêu cầu quá cảnh, phù hợp với pháp luật Việt Nam về quá cảnh, phù hợp với chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tư duy mới về xây dựng pháp luật.

Trình tự, thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ cũng có nhiều điểm mới đáng chú ý. 

Theo đó, dự luật quy định trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam bắt người trong trường hợp khẩn cấp để dẫn độ theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên thì thực hiện theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu nước yêu cầu cung cấp đủ thông tin và cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết.

Ngoài ra, dự luật cũng bổ sung quy định "trường hợp nước yêu cầu chưa ký kết điều ước quốc tế về dẫn độ với Việt Nam thì trình tự, thủ tục bắt khẩn cấp để dẫn độ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự".

Quy định này theo ông Quang sẽ góp phần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về dẫn độ mà Việt Nam là thành viên, dự phòng cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan trong Bộ luật Tố tụng hình sự trong thời gian sắp tới.

Phù hợp với quy định tại Luật Điều ước quốc tế năm 2016, phù hợp với chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tư duy mới về xây dựng pháp luật, đồng thời nhằm tránh bỏ lọt tội phạm.

Về hợp pháp hóa lãnh sự, dự thảo Luật quy định hồ sơ yêu cầu dẫn độ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự nếu được ký và đóng dấu bởi cơ quan và người có thẩm quyền, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Về dẫn độ có điều kiện, dự thảo Luật quy định trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam phải thực hiện một hoặc một số điều kiện để đồng ý dẫn độ, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ điều kiện này.

Trường hợp nước ngoài phải thực hiện một hoặc một số điều kiện để Việt Nam đồng ý dẫn độ, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chấp nhận các điều kiện này. Chính phủ hướng dẫn chi tiết điều này.

Ông Quang cho hay đây là quy định mới được bổ sung so với Luật Tương trợ tư pháp, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về dẫn độ, phù hợp với chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về tư duy mới về xây dựng pháp luật.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn