Nhảy đến nội dung
 

Trào lưu 'xuyên không' với Google Maps để gặp lại cảnh cũ người xưa vẫn đang lan tỏa

Google Maps vẫn đang là từ khóa chưa hạ nhiệt với nhiều câu chuyện xúc động được cư dân mạng lan tỏa trên mạng xã hội.

Trào lưu tìm lại ký ức qua bản đồ số thu hút cả gen Z lẫn người trung niên. Với gen Z, đây là cách thú vị để "du lịch ảo", hoặc khám phá những nơi chưa từng đặt chân tới. 

Với người lớn tuổi, Google Maps lại như chiếc vé trở về con đường xưa, ngôi nhà cũ, hay tìm hình bóng người thân đã khuất, tất cả hiện lên rõ mồn một qua hình ảnh vệ tinh.

Những hình ảnh thân thương của người ba đã mất 

Làm việc tại TP.HCM, thỉnh thoảng tôi vẫn vào camera xem mẹ mình ở nhà đang làm gì, nay cũng thử theo trào lưu dùng Google Maps về thăm nhà. Ở ngôi nhà đó, hình ảnh cách đây 4 năm hiện về, cái bóng quen thuộc của người ba thân thương xuất hiện trong khung ảnh khiến tôi ngỡ như ông vẫn chưa rời xa mình.

Tôi gõ vào thanh tìm kiếm của ứng dụng đường DT312 đoạn qua huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước cũ), lần theo những cửa hàng gần đó, ngôi nhà quen thuộc hiện ra. Khác với hình ảnh tôi thường thấy qua camera khi mẹ loay hoay bán đồ cho khách, còn em gái ngồi phía trong xem tivi.

Hình ảnh ứng dụng Google Maps ghi lại cách đây đã gần 4 năm, tôi zoom vào phía trong, ở chiếc võng người ba đã mất của tôi thường nằm. 

Dù hình ảnh từ ứng dụng khá tối nhưng cái bóng lớn, vững vàng của người ba, không sai đâu được.

Nó cũng đúng với thói quen hằng ngày lúc ba tôi chưa mất, ông vẫn thường nằm đó bán đồ cho khách lúc mẹ tôi loay hoay dưới bếp. Càng zoom lại gần, tôi càng nghẹn ngào vì chẳng có tấm hình nào cùng ông ngoài tấm chụp cùng với ba đã cách đây hơn 15 năm.

Trên mạng xã hội, nhiều câu chuyện xúc động khác cũng đang được chia sẻ khi trào lưu dùng Google Maps “xuyên không”.

Bảo Anh (27 tuổi) đang làm việc tại TP.HCM nêu ý kiến trong một bài viết về hình ảnh của ông ngoại mình. Trong bức hình là cụ ông dáng người nhỏ xíu, đứng trước cửa nhà như đang ngóng đợi ai đó.

Bảo Anh cho biết hình ảnh được ghi lại vào năm 2017, cùng năm mất của ngoại cô.

“Từ lúc nhỏ tôi ở với ba mẹ, xa nhà ngoại lắm, tới đại học lại vào TP.HCM học rồi làm đến tận bây giờ. 

Mỗi năm gặp ngoại được 1-2 lần thôi, 2 ông cháu cũng chẳng có tấm hình chung nào với nhau, ngày ngoại mất tôi cũng không về được vì vướng lịch học”, qua điện thoại, cô gái trẻ nghẹn giọng.

Bảo Anh nói mình cũng không nghĩ sẽ lại thấy hình ảnh thân thương của ngoại một lần nữa. “Thấy bức ảnh, tôi phải zoom đi zoom lại nhiều lần rồi gửi cho mẹ mình xem. Ai cũng bất ngờ, tối đó nhìn bức ảnh tôi ứa nước mắt”, Bảo Anh kể.

Nhưng khi trào lưu này trở nên phổ biến, không ít người tỏ ra tiếc nuối vì ngôi nhà của họ nằm sâu trong những con hẻm chật hẹp, nơi xe chụp ảnh của Google không thể len lỏi tới.

Đường đất ngày xưa nay thành đường nhựa

Không chỉ thấy người thân quá cố mà nhiều người còn bất ngờ phát hiện hình ảnh gia đình, hay những con đường đất năm xưa rảo bước đến trường nay đã trải nhựa.

Tài khoản N.V.T. chia sẻ trên mạng xã hội khi gõ địa chỉ ngôi nhà cũ ở xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, Vĩnh Long (cũ). Lướt chuột trên Google Maps, anh không giấu được xúc động khi khung hình vệ tinh hiện ra.

Con đường đất đỏ năm nào giờ đã thẳng tắp một dải nhựa đen, chạy qua trước cổng nhà anh. 

Đó chính là con đường thời bé, anh và đám bạn cùng xóm từng chân trần chạy băng qua, lội bùn mỗi mùa mưa, bị cha mẹ mắng vì áo quần lem luốc.

Hay với tài khoản H.T.T., cũng đăng một bức ảnh con đường đan quen thuộc ở miệt dưới rợp bóng hoa phượng, sâu bên trong là ngôi nhà mà gia đình chị đã bán cách đây 5 năm.

“Căn nhà dưới quê ba mẹ mình đã bán 5 năm về trước, xem lại lúc ba mẹ còn chăm chút từng góc cây, từng chậu hoa tươi rực rỡ mà thấy nhớ căn nhà 20 năm gắn bó”, tài khoản H.T.T. viết.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn