Nhảy đến nội dung
 

Trào lưu gặp người thân đã mất bằng Google Maps là 'con dao hai lưỡi'

Hình ảnh viral trong trào lưu tìm lại nhà cũ, người thân trong ảnh Google Maps trên TikTok.

Mạng xã hội liên tục chia sẻ câu chuyện cảm động về việc người dùng tình cờ nhìn thấy hình ảnh người thân đã qua đời trên Google Street View. Chỉ cần gõ địa chỉ cũ, họ có thể bắt gặp khoảnh khắc ông bà ngồi trước hiên nhà, cha mẹ lúi húi trong vườn - những hình ảnh được xe Street View ghi lại từ nhiều năm trước.

Đối với nhiều người, đó là “cỗ máy thời gian” đưa họ trở về kỷ niệm ngọt ngào. Nhưng với không ít người khác, việc có thể tìm lại hình ảnh người quen, căn nhà của mình trên một nền tảng công nghệ toàn cầu lại khơi gợi tổn thương, lo sợ bị xâm phạm quyền riêng tư. Vậy Google Street View đã vận hành ra sao, tại sao dịch vụ tưởng chừng chỉ giúp chỉ đường lại trở thành tâm điểm tranh cãi suốt hơn một thập kỷ qua?

Ký ức riêng thành dữ liệu công khai

Ra mắt từ năm 2007, Google Street View cung cấp ảnh toàn cảnh 360 độ các tuyến phố trên Google Maps, nhanh chóng trở thành công cụ định vị được yêu thích. Nhưng cũng rất nhanh chóng, dịch vụ này đã bị chỉ trích vì biến mọi hoạt động đời thường thành hình ảnh công khai, cho phép bất cứ ai trên thế giới cũng có thể “ghé thăm” nơi ở, quan sát ngõ ngách khu dân cư.

Đức, một trong những quốc gia riêng tư bậc nhất châu Âu, đã phản ứng dữ dội. Năm 2009-2011, gần 250.000 người Đức gửi yêu cầu chính thức buộc Google làm mờ nhà mình, sau khi phát hiện Google còn thu thập trái phép dữ liệu WiFi từ các mạng không bảo mật. Vụ việc khiến chính phủ Đức chỉ trích Street View là “sự vi phạm quyền riêng tư hàng triệu lần”, đòi hỏi ảnh phải bị xóa sau 13 năm và buộc Google phát triển cơ chế cho cư dân dễ dàng yêu cầu làm mờ hình ảnh.

google maps anh 1google maps anh 2

Nhiều ngôi nhà được Google Maps làm mờ theo yêu cầu vì lo ngại quyền riêng tư. Ảnh: Reddit, The Guardian.

Không chỉ Đức, nhiều quốc gia khác cũng mạnh tay trong vấn đề này. Năm 2010, Ủy viên quyền riêng tư Canada kết luận việc Google thu thập dữ liệu cá nhân từ WiFi không bảo mật trong khi chụp ảnh vi phạm nghiêm trọng luật bảo mật.

Trước khi khởi động dịch vụ, văn phòng Google bị cảnh sát Hàn Quốc đột kích năm 2010 vì nghi ngờ thu thập dữ liệu trái phép. Cùng năm, Chính phủ CH Czech ra lệnh cấm Street View chụp thêm ảnh mới trong năm 2010 vì lo ngại xâm phạm quyền riêng tư.

Ngay tại Mỹ - quê hương của Google, công ty đã phải đối diện với vụ kiện tập thể kéo dài gần 10 năm, kết thúc bằng khoản bồi thường 13 triệu USD (năm 2019) do thu thập trái phép thông tin WiFi bao gồm email, mật khẩu và dữ liệu nhạy cảm của người dân hơn 30 quốc gia. Google trước đó cũng đã nộp phạt 7 triệu USD cho 38 bang Mỹ liên quan đến cùng vấn đề này (năm 2013). Chiếc hộp Pandora Trước làn sóng chỉ trích, Google đã thay đổi chính sách: tự động làm mờ mặt người, biển số xe, cho phép người dân gửi yêu cầu làm mờ nhà và cam kết xóa ảnh sau một thời gian nhất định ở một số quốc gia. Năm 2022, Street View trở lại Đức sau hơn một thập niên gián đoạn, lần này hợp tác chặt chẽ với ủy ban bảo vệ quyền riêng tư để tránh lặp lại khủng hoảng cũ. Trong khi đó, tại Ấn Độ - quốc gia từng cấm Street View vì lo ngại an ninh sau vụ khủng bố Mumbai 2008 - Google đổi hướng bằng cách bắt tay với doanh nghiệp địa phương, để chính công ty Ấn Độ chụp và cấp phép ảnh cho Google, thay vì dùng xe Street View tự vận hành. Google Street View vừa là công cụ định vị hữu ích vừa là nỗi ám ảnh về “con mắt toàn năng” của công nghệ. Ảnh: Reuters. Năm 2020, Parks Australia (cơ quan chính phủ thuộc Bộ Môi trường và Nước Australia) đã yêu cầu Google gỡ bỏ hình ảnh đỉnh Uluru - ngọn núi thiêng liêng của người Anangu - khỏi Google Street View. Dù từ năm 2019, du khách đã bị cấm leo lên Uluru để tôn trọng ý nguyện của cộng đồng bản địa, các ảnh 360 độ do người dùng tự chụp và đăng tải vẫn cho phép người khác “đi bộ ảo” trên đỉnh núi qua Google Maps, vi phạm lệnh cấm. Google cho biết đã phối hợp gỡ toàn bộ hình ảnh này ngay sau khi nhận được phản hồi, nhấn mạnh Uluru là địa điểm linh thiêng và khẳng định tôn trọng nguyện vọng của chủ sở hữu truyền thống. Nhiều chuyên gia nhận định cách xử lý của Google trong những trường hợp trên chỉ là giải pháp tình thế. Sự tiện ích của công nghệ bản đồ, nhu cầu du lịch, thương mại, bất động sản… đã khiến nhiều người dần chấp nhận đánh đổi một phần quyền riêng tư lấy sự thuận tiện, nhưng câu hỏi lớn đặt ra là: Liệu đâu là giới hạn? Một cuộc điều tra của Stuff tại New Zealand hồi đầu năm nay đã phơi bày “hộp Pandora về quyền riêng tư” khi xe Google Street View không chỉ chụp ảnh từ đường công cộng mà còn đi sâu vào các lối đi riêng, ghi lại hình ảnh 360 độ cận cảnh người dân ngay tại bàn ăn hoặc sân nhà họ. Ví dụ, một phụ nữ ở Auckland bị chụp từ lối đi sau nhà khi đang ngồi trong phòng ăn, còn một người khác bị ghi hình khi cố che mặt khỏi camera. Cư dân Bevan Jones bức xúc khi phát hiện Street View đã “xâm nhập sâu” vào lối đi riêng dẫn vào nhà mình, chụp lại toàn bộ không gian sân và mặt tiền. Sau khi khiếu nại không có kết quả nhanh, anh phải tự gắn nhãn “private property” (tài sản riêng) trên Google Maps để buộc Google xóa ảnh. Chuyên gia Frith Tweedie - giám đốc công ty tư vấn Simply Privacy - nói rằng đó chính là điều chúng ta thường thấy ở các công ty công nghệ lớn. "Những công ty này làm những gì họ muốn, với sự xâm phạm quyền riêng tư như vậy, rồi để cá nhân phải tự tìm cách khắc phục, trong khi lẽ ra chính các công ty phải dự đoán được vấn đề này. Tôi nghĩ đôi khi họ bị cuốn vào tầm nhìn của mình cũng như những gì mang về lợi nhuận, và có lẽ họ không nghĩ đến việc các hệ thống có thể bị lạm dụng". Bà Tweedie cũng cảnh báo trong các trường hợp bạo hành gia đình hoặc bị theo dõi, nơi mà một hình ảnh mờ chẳng có ý nghĩa gì với chúng ta, nhưng lại có thể là thông tin đặc biệt hữu ích cho kẻ có ý định xấu. "Ở đó có mối nguy hại thực sự, không chỉ là ai đó nói ‘Tôi không muốn xuất hiện trong hình ảnh’", bà cho biết. 'Thế hệ lo âu'

Theo nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt, trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay phải đối mặt với một loại áp lực mà các thế hệ trước không hề biết đến: áp lực từ những lượt thích, bình luận và sự so sánh không hồi kết trên mạng xã hội. Điều này tạo ra một vòng xoáy độc hại, nơi lòng tự trọng bị gắn chặt với những con số ảo thay vì giá trị thực tế.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn