Nhảy đến nội dung

Top 9 trái cây dễ "tắm" thuốc trừ sâu, cảnh báo đi chợ đừng mua vội vàng

Trái cây là nguồn vitamin tự nhiên rất tốt cho cơ thể nhưng cũng cần tỉnh táo để KHÔNG mua nhầm loại kém chất lượng, "tắm" thuốc trừ sâu.

Trái cây là nguồn thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe, nhất là trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng an toàn tuyệt đối. Vào mùa cao điểm, nhiều loại trái cây được ép chín sớm bằng hóa chất, giữ màu bắt mắt bằng thuốc bảo quản hoặc được xử lý để tươi lâu khi vận chuyển xa. 

Dưới đây là 9 loại quả thường bị "tác động" nhiều nhất, nếu bạn không cảnh giác khi chọn mua thì vô tình lại rước thêm hóa chất vào người.

1. Sầu riêng

Được mệnh danh là "vua trái cây", sầu riêng có giá trị cao nên thường bị thương lái ép chín để bán sớm. Nhiều trường hợp người ta sẽ thu hoạch khi quả còn non rồi dùng khí etylen hoặc các loại thuốc kích thích để quả chín nhanh, thơm hơn.

Nguy hiểm ở chỗ, sầu riêng non khi bị ép chín sẽ có phần cơm sượng, ăn không ngon và dễ gây rối loạn tiêu hóa. Nếu tiếp xúc với hóa chất chưa bay hết, người ăn còn có nguy cơ đau bụng, ngộ độc nhẹ. 

Thế nên khi mua, bạn nên để ý là sầu riêng chín tự nhiên có mùi thơm nhẹ, lan tỏa đặc trưng, cuống còn tươi và có nhựa, đồng thời vỏ thường nứt nhẹ theo múi, gõ vào nghe tiếng “bụp” đục, cầm chắc tay và bổ ra múi đầy, dẻo, vàng đều.

2. Dưa hấu

Dưa hấu là loại quả mọng nước, ngọt mát và bán chạy vào mùa hè. Tuy nhiên, nhiều nơi vì muốn quả có ruột đỏ, ngọt đậm nên tiêm dung dịch đường hóa học vào ruột dưa, thậm chí dùng phẩm màu công nghiệp pha vào nước tiêm thẳng vào ruột.

Nếu bạn thấy dưa hấu có vỏ xanh mướt bất thường, ruột đỏ thẫm không đều hoặc phần thịt hơi nhũn, dễ bị chảy nước dù còn nguyên, rất có thể đã bị xử lý hóa chất. Loại này ăn nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc gây dị ứng với trẻ nhỏ. 

Thông thường, dưa hấu chín tự nhiên sẽ có vỏ xanh sẫm, vân rõ và phần đáy úp xuống đất có màu vàng nhạt, khi gõ vào nghe tiếng “bộp bộp” vang đều, cầm nặng tay và cuống hơi héo cong.

3. Nhãn

Nhãn là loại trái dễ bị thâm vỏ sau khi hái nên để giữ màu đẹp và lâu hỏng, người bán thường xông lưu huỳnh hoặc ngâm chất bảo quản. Tuy nhiên, lưu huỳnh là chất độc nếu dùng quá liều có thể gây cay mắt, đau đầu, thậm chí ảnh hưởng hệ hô hấp.

Khi mua nhãn, bạn nên chọn loại có vỏ màu nâu sáng hơi sần tự nhiên, không quá bóng, cùi dày và mọng nước, hạt đen bóng. Khi bóc ra dễ dàng, không có mùi hóa chất lạ, ăn vào ngọt thanh chứ không gắt và tránh mua nhãn bán theo chùm khô, vỏ sần mốc nhưng cùi vẫn trắng đẹp bất thường.

4. Xoài

Nhiều loại xoài được thu hoạch xanh để vận chuyển xa, sau đó ép chín bằng hóa chất như ethylene, calcium carbide (vôi sống) khiến xoài chín vàng nhưng bên trong vẫn còn sượng. Những chất này nếu dùng lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận. 

Đặc điểm nhận biết là xoài bị ép chín thường có màu vàng đều nhưng vỏ căng bóng bất thường và không thơm đậm. Khi cắt ra, ruột xoài có chỗ sượng, có mùi hắc hoặc chua lạ. 

Còn xoài chín tự nhiên có mùi thơm đặc trưng, vỏ ngả vàng đều và vẫn sẽ còn một chút nhựa khi cắt cuống. Khi bóp nhẹ cảm giác mềm tự nhiên, không quá cứng hay mềm nhũn bất thường, ruột có màu vàng cam, vị ngọt thanh, không gắt cổ.

5. Mít

Để mít chín đều và dễ bán, nhiều nơi dùng thuốc kích chín khiến mít có mùi thơm nồng nhưng ruột lại không ngọt, nhiều xơ và hạt sượng. Một số thương lái còn ngâm mít với hóa chất để dễ tách múi, màu múi sáng vàng bắt mắt. Tuy nhiên, hóa chất này có thể gây kích ứng da tay khi tiếp xúc trực tiếp. 

Để chọn mít không thuốc, không hoá chất, bạn để ý là mít chín tự nhiên có mùi thơm đặc trưng lan xa, vỏ vàng nhẹ, gai nở to và mềm, phần gai bắt đầu nứt, cuống còn chảy nhựa. Khi bổ ra, múi mít có màu vàng óng, dẻo, vị ngọt vừa phải và không bị sượng hay chảy nước như mít chín ép bằng hóa chất.

6.

Bơ là loại quả chín sau khi hái nên thường bị tác động bằng hóa chất để đẩy nhanh quá trình chín, nhất là vào thời điểm giá cao. Loại bơ bị ép chín sẽ có vỏ mềm nhưng ruột sượng, không bùi mà hay bị đắng nhẹ. Ngoài ra, nhiều nơi còn đánh bóng bơ bằng sáp để trông đẹp mắt, khó nhận biết bằng mắt thường. Mặt khác, vì bơ thường được vận chuyển đường dài để đến tay người tiêu dùng nên không tránh khỏi trường hợp bị ngâm hoá chất để giữ tươi ngon lâu. 

Để nhận biết, bơ cuống xanh nhưng thân mềm chứng tỏ đã bị tẩm hoá chất cho nhanh chín. Quả bơ non mà cuống to cũng là dấu hiệu của bơ độch hại. Loại bơ này khi ăn sẽ có vị đắng dù không nạo sát phần vỏ.

Nếu muốn mua bơ sống, bạn chọn quả cầm chắc tay, cuống tươi, lắc có cảm giác hạt rời nhẹ. Còn chọn bơ chín tự nhiên thì để ý phần cuống có thể dễ rụng, ấn nhẹ thấy mềm, vỏ hơi nhăn và có mùi thơm đặc trưng, đồng thời tránh chọn quả có vết thâm hoặc mềm nhũn quá. Khi ăn, dù nạo hết phần xanh trong vỏ thì vẫn thơm ngon, béo chứ không bị đắng.

7. Đào

Đào rất dễ hỏng nếu không được vận chuyển và bảo quản đúng cách, đặc biệt là các loại đào lông, đào tiên. Vì vậy, để giữ được vẻ ngoài tươi lâu, nhiều nơi xịt thêm thuốc chống nấm mốc, thuốc bảo quản bề mặt hoặc axit citric công nghiệp. Những hoá chất này sẽ gây triệu chứng như ngứa, khó thở, mẩn đỏ, tụ lâu trong cơ thể còn có thể gây hại cho hệ thần kinh.

Loại đào bị xử lý hóa chất như vậy thường có lớp vỏ mịn, không trầy xước nhưng khi ăn lại không có vị ngọt tự nhiên, thậm chí hơi đắng ở vỏ. Thế nên nếu tinh ý, bạn hãy chọn đào có mùi thơm nhẹ, vỏ có lớp lông mịn tự nhiên và không bóng loáng. Ưu tiên mua ở những nguồn đáng tin cậy để yên tâm hơn.

8. Lê 

Lê Trung Quốc hoặc lê nhập khẩu giá rẻ thường bị tiêm đường hóa học để tăng độ ngọt và được đánh bóng bằng sáp để bảo quản lâu. Thậm chí một số mẫu lê còn có hoá chất Endosulfa - một loại thuốc trừ sâu có độc tính cao mà nếu tích tụ trong cơ thể có thể gây vô sinh và phá vỡ hệ nội tiết. 

Khi mua. bạn để ý những quả lê này thường bắt mắt, vỏ nhẵn mịn, da căng bóng nhưng ruột bị thâm đen, lỗ chỗ và có vị nhạt thay vì thanh chua, dịu mát như lê Việt Nam. Về phần mùi hương sẽ thường có mùi lạ, hôi chứ không thơm đặc trưng. 

Thế nên đi chợ, bạn nên ưu tiên mua lê Việt Nam hoặc chọn quả cứng, không bị mềm nhũn và vỏ nhám nhẹ, không quá trơn bóng. Đặc biệt, tránh mua những quả có cuống héo hoặc rỉ nước từ cuống vì đây có thể là dấu hiệu của việc quả bị để lâu hoặc ngâm hóa chất. Khi ăn, lê chín tự nhiên sẽ có vị ngọt, giòn và không bị nhũn hay ủng nước.

9. Hồng xiêm

Hồng xiêm nhìn tưởng là "trái lành" nhưng cũng có khả năng bị ngâm hoá chất top đầu. Người bán thường ngâm hồng xiêm trong dung dịch bột sắn pha loãng với nước để quả đẹp mã hơn. Nhiều nơi còn ép chín bằng thuốc hoặc tiêm đường để tăng vị ngọt.

Bạn để ý những quả hồng xiêm có màu vàng thẫm thì nguy cơ là bị ngâm dung dịch bột sắn, nên bỏ qua và chọn mua quả có màu xanh. Bên cạnh đó, chọn quả cứng, không mềm nhũn, mùi thơm nhẹ, thịt mềm để "chuẩn tự nhiên".

Nguồn: Tổng hợp