Nhảy đến nội dung
 

Thuốc giả len lỏi khắp nơi, bác sĩ cũng khó phát hiện

Thuốc giả ngày càng được sản xuất tinh vi, thâm nhập cả những nhà thuốc ở thành phố lớn, khiến ngay cả bác sĩ cũng khó phân biệt.

Thuốc giả tinh vi: Bác sĩ cũng "bó tay"

Ngày 23/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phát thông báo truy tìm nguồn gốc lô thuốc NEXIUM 40mg giả - một loại thuốc điều trị bệnh dạ dày. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng hoạt chất Esomeprazole chỉ đạt 6,91 mg, tương đương 17,27% so với công bố. Đáng lo ngại, lô thuốc này được phát hiện tại một nhà thuốc ngay quận Đống Đa (Hà Nội).

Theo Luật Dược, thuốc giả là những sản phẩm không có hoạt chất, sai hoạt chất, sai liều lượng hoặc giả mạo nhà sản xuất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp thuốc giả là “vũ khí giết người thầm lặng” tại các quốc gia có hệ thống quản lý còn nhiều kẽ hở. 

Bác sĩ Quan Thế Dân, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Nội), nhận định: “Thuốc giả hiện nay được làm cực kỳ tinh vi, từ mã vạch, bao bì đến nhãn mác. Ngay cả bác sĩ, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, cũng khó phát hiện ra sự khác biệt". 

Sự hiện diện của thuốc giả tạo ra vòng xoáy: thất bại điều trị - biến chứng - tăng chi phí điều trị - gánh nặng cho hệ thống y tế và nguy cơ tử vong gia tăng.

Theo Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng, Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược TPHCM, việc phân biệt thuốc thật và thuốc giả là bài toán khó, phụ thuộc chủ yếu vào các cơ quan chức năng. Thuốc giả không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây kháng thuốc, kéo dài bệnh tật, thậm chí dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt trong các bệnh nhiễm trùng.

Dược sĩ Phạm Ngọc Thảo Uyên, Hội Dược sĩ Bệnh viện TPHCM, cho biết, trong thực hành dược lâm sàng, việc đảm bảo đúng thuốc, đúng liều, đúng cách là yếu tố tiên quyết để đạt hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, thực trạng thuốc giả, thuốc kê đơn bán tràn lan và thuốc kiểm soát đặc biệt bị buôn bán trái phép đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.

Giải pháp nào để hạn chế thuốc giả?

Để ngăn chặn thuốc giả, các chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp đồng bộ. Bác sĩ Quan Thế Dân cho rằng cần tăng cường kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm và xử lý nghiêm các vi phạm để răn đe. Đồng thời, người dân cần thay đổi thói quen sử dụng thuốc:

- Không tự ý mua thuốc: Tránh mua thuốc không kê đơn hoặc không có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ.

- Chọn nơi mua uy tín: Ưu tiên các nhà thuốc lớn, nhà thuốc bệnh viện và lưu giữ hóa đơn để truy xuất nguồn gốc.

- Cảnh giác với giá rẻ bất thường: Theo Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng, nếu một loại thuốc có giá thấp hơn đáng kể so với thị trường, người mua cần đặt nghi vấn về chất lượng.

Dược sĩ Thảo Uyên đề xuất kiểm soát chặt chẽ việc bán thuốc kê đơn, không để các loại thuốc này trở thành hàng bán tự do. Bà nhấn mạnh vai trò phối hợp giữa Bộ Y tế, cơ quan chức năng và các cơ sở y tế trong việc giám sát, thanh tra định kỳ và xử lý vi phạm. Ngoài ra, cần đẩy mạnh đào tạo nhân viên y tế về quy trình cấp phát thuốc và nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng thuốc an toàn.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn