Thứ ‘cùi bắp’ vứt đầy ngoài ruộng ở Việt Nam được bán ở siêu thị Hàn Quốc, giá hàng trăm nghìn đồng/kg

Trước đây, lõi ngô (hay còn gọi là cùi bắp) sau khi tách hạt thường bị vứt bỏ, chất đống ngoài đồng. Nhưng gần đây, nhiều tác dụng của chúng được phát hiện. Lõi ngô làm sạch còn được bán ở siêu thị để nấu trà với giá với giá khoảng 6.000 đồng/chiếc.
Trong quá khứ, lõi ngô được xem là phế phẩm nông nghiệp không có giá trị kinh tế đáng kể. Sau khi tách hạt để chế biến thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi, lõi ngô thường bị vứt bỏ. Đôi khi, nó được bán với giá rẻ, chỉ vài trăm đồng/kg, chủ yếu để làm thức ăn gia súc.
Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, lõi ngô bị chất đống ngoài đồng, chịu mưa nắng và mục nát. Một số nơi sử dụng lõi ngô làm củi đốt, nhưng do cháy nhanh và tạo nhiều khói, chúng không được đánh giá cao.
Sự phát triển của công nghệ và nhu cầu thị trường đã thay đổi hoàn toàn số phận của lõi ngô. Từ một phế phẩm bị bỏ đi, lõi ngô giờ đây trở thành nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, từ năng lượng tái tạo đến thực phẩm chức năng, đồng thời là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng.
Thực phẩm chức năng
Lõi ngô còn được ứng dụng trong ngành thực phẩm chức năng nhờ chứa beta-sitosterol, giúp giảm mức cholesterol bằng cách hạn chế lượng cholesterol đi vào cơ thể, ngoài ra Beta-sitosterol còn có thể liên kết với tuyến tiền liệt giúp làm giảm sưng (viêm)
Theo Báo Hải Dương, lõi ngô rửa sạch có thể đun lấy nước uống, giúp hỗ trợ sức khỏe răng miệng, cải thiện tiêu hóa và tạo cảm giác no.
Ở Hàn Quốc, lõi ngô được sử dụng để nấu trà, một loại thức uống bổ dưỡng, được đóng gói và bán với giá khoảng 37.000 đồng/túi, mỗi túi chứa 6 lõi, tương đương khoảng 6.000 đồng/lõi, hơn 100.000 đồng/kg. Ứng dụng này đã mở ra một thị trường mới cho lõi ngô, đặc biệt ở các quốc gia chú trọng đến sản phẩm sức khỏe tự nhiên.
Sản xuất than, thanh nhiên liệu
Ngoài các ứng dụng trên, lõi ngô còn được nghiền nhỏ để sản xuất than hoặc thanh nhiên liệu. Trên mạng xã hội có những hội nhóm buôn bán lõi ngô khắp cả nước. Giá khoảng 2.000 đồng/kg lõi ngô nguyên bản hoặc 3.000 đồng/kg lõi ngô đã nghiền.
Sau đó lõi ngô nghiền được trộn với một số phụ gia để đóng thành bánh than, hoặc được cho vào máy ép tạo thành những thanh củi lõi ngô (tương tự củi trấu). Thành phẩm được bán ra thị trường với giá khoảng 11.000 đồng/kg.
Than lõi ngô có ưu điểm cháy lâu (hơn 3 tiếng), sinh nhiệt nhiều, không bốc lửa và không tạo khói, khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến trong các ngành công nghiệp và hộ gia đình. Sơn La hiện là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về quy mô sản xuất than từ lõi ngô.
Sản xuất ethanol
Lõi ngô chứa hàm lượng cellulose cao, có thể phân hủy thành glucose và lên men để sản xuất ethanol – một loại nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường. Ethanol từ lõi ngô không chỉ giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch mà còn góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng sạch trên toàn cầu.
Tuy vậy, hiện nay việc sản xuất ethanol từ hạt ngô. Việc làm từ lõi ngô vẫn còn nhiều thách thức, cần phải nghiên cứu, cải tiến để khả thi về mặt thương mại.
Xuất khẩu và giá trị kinh tế
Việt Nam đã bắt đầu khai thác tiềm năng xuất khẩu lõi ngô, đặc biệt sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Một công ty nông nghiệp ở Long Biên, Hà Nội cho biết đơn vị này có thể cung cấp hàng trăm tấn lõi ngô nghiền và lõi ngô ép mỗi tháng, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc.
phẩm nên không có dữ liệu chi tiết về khối lượng hay kim ngạch xuất khẩu. Điều này đặt ra thách thức trong việc đánh giá chính xác quy mô thị trường và tiềm năng phát triển.
Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường quốc tế và sự phát triển của công nghệ chế biến, lõi ngô hứa hẹn sẽ tiếp tục là một nguồn tài nguyên kinh tế quan trọng.