Nhảy đến nội dung
 

Thịt trâu bổ dưỡng nhưng 3 nhóm người cần tránh ăn

Thịt trâu có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng thực phẩm này không phù hợp với một số người.

Thịt trâu là nguyên liệu chính để chế biến một số món ăn ngon và bổ dưỡng, được nhiều người ưa chuộng. Tôi muốn hỏi cách chế biến thịt trâu như thế nào tốt cho sức khỏe, ai cần tránh ăn? (Lê Giang, Long Biên, Hà Nội).

Tiến sĩ Phạm Việt Hoàng - nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Nội) tư vấn:

Thịt trâu là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ và không độc, được đánh giá cao trong cả y học hiện đại và Đông y nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào và lợi ích sức khỏe. 

Theo y học hiện đại, trong 85g thịt trâu chứa khoảng 160 calo, 26g protein, 5g chất béo (trong đó chỉ 2g là chất béo bão hòa) và 49mg cholesterol. So với thịt bò, thịt trâu có giá trị dinh dưỡng tương đương nhưng nổi bật hơn nhờ hàm lượng chất sắt cao và tỷ lệ mỡ thấp (chỉ 1,6-5,6% so với 10-22% ở thịt bò).

Ngoài ra, thịt trâu còn cung cấp nhiều vi chất quan trọng như vitamin B1, B2, B6, B12, PP và các khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cường sức khỏe.

Theo Đông y, thịt trâu có tính mát, vị ngọt, không độc, mang lại nhiều lợi ích như bổ tỳ vị, ích khí huyết, cường gân cốt. Từ xa xưa, các danh y như Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đã ghi nhận thịt trâu giúp bồi bổ thận, tăng cường sức mạnh gân cốt, hỗ trợ điều trị các chứng như thiếu máu, nóng trong xương, mồ hôi trộm.

Thịt trâu cũng được xem là thực phẩm phù hợp để cải thiện sức khỏe tổng thể, đặc biệt ở những người suy nhược cơ thể.

Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại thực phẩm này. Dưới đây là một số nhóm người không nên ăn hoặc hạn chế thịt trâu:

Phụ nữ mang thai

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt trâu thuộc nhóm thực phẩm mà bà bầu nên hạn chế. Hàm lượng protein cao trong thịt trâu có thể gây đầy bụng, ợ nóng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của thai phụ. Đặc biệt, nếu tiêu thụ quá nhiều, nguy cơ mắc bệnh gút ở bà bầu có thể tăng do tích tụ axit uric. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, phụ nữ nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và ít đạm hơn.

Người mắc bệnh mỡ máu

Mặc dù thịt trâu có hàm lượng chất béo thấp hơn thịt bò, lượng protein dồi dào trong loại thịt này vẫn có thể gây bất lợi cho người bị mỡ máu cao. Việc tiêu thụ quá nhiều protein động vật có thể làm tăng lipid máu, khiến tình trạng bệnh trở nặng. Những người mắc bệnh mỡ máu nên thận trọng và ưu tiên chế độ ăn ít đạm từ động vật.

Người bị sỏi thận

Thịt trâu, giống như thịt bò và gia cầm, chứa nhiều protein, làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, từ đó thúc đẩy sự hình thành sỏi thận. Người bị sỏi thận nên hạn chế các loại thịt giàu protein để giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Một số lưu ý khi sử dụng thịt trâu

Theo Đông y, không nên kết hợp thịt trâu với củ kiệu, hẹ hoặc gừng vì có thể gây nhiệt trong cơ thể hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Bạn nên chọn thịt trâu có màu hồng đậm, đỏ đậm, sẫm màu, đường cơ trên miếng thịt ít mỡ hoặc có mỡ màu trắng. Ưu tiên chế biến các món luộc, hấp để giữ nguyên dinh dưỡng và giảm lượng chất béo hấp thụ.

Việc lựa chọn, chế biến thực phẩm phù hợp với tình trạng cơ thể sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích dinh dưỡng và phòng ngừa các vấn đề không mong muốn. 

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn