Nhảy đến nội dung
 

Theo dõi suốt 6 tháng, phanh phui đường dây buôn bán hàng giả xuyên biên giới hàng nghìn tỷ đồng: Tịch thu 22.000 tấn thực phẩm, tiêu hủy 4,2 tấn gạo giả, 850.000 lít đồ uống

Chiến dịch kéo dài 6 tháng đã phanh phui loạt đường dây sản xuất hàng giả xuyên biên giới.

Trong khuôn khổ Chiến dịch Opson XIII do Europol chủ trì, hàng loạt sản phẩm thực phẩm và đồ uống bị phát hiện gian lận hoặc giả mạo đã bị loại khỏi thị trường châu Âu. Tổng cộng, chiến dịch đã tịch thu khoảng 22.000 tấn thực phẩm và 850.000 lít đồ uống, với tổng giá trị hàng hóa bị thu giữ ước tính hơn 91 triệu euro (tương đương khoảng 98,3 triệu USD).

Được triển khai từ tháng 12/2023 đến tháng 5/2024, chiến dịch này tập trung vào việc phát hiện và triệt phá các đường dây cung ứng thực phẩm, đồ uống giả hoặc kém chất lượng, đồng thời truy vết các mạng lưới tội phạm liên quan. Văn phòng Chống gian lận Châu Âu (OLAF) đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ quan hải quan của các nước thành viên EU và Na Uy, qua đó giúp thu giữ khoảng 40.000 lít đồ uống có cồn bất hợp pháp. Những sản phẩm này thường sử dụng bao bì, giấy tờ và nhãn mác giả mạo để đánh lừa người tiêu dùng.

Chiến dịch có sự tham gia của lực lượng hải quan từ nhiều quốc gia như Áo, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đan Mạch, Na Uy... Trong số các mặt hàng bị kiểm tra kỹ lưỡng, gạo và quả việt quất được xác định là các sản phẩm trọng điểm, với nhiều hành vi vi phạm bị phát hiện tại Thụy Điển và Đức.

Tại Thụy Điển, Cơ quan Thực phẩm Livsmedelsverket đã tiến hành kiểm tra hơn 600 tấn gạo, phần lớn được nhập khẩu từ Ấn Độ và Pakistan, và phát hiện nhiều trường hợp dán nhãn sai lệch. Nhiều sản phẩm bị ghi nhãn là gạo Basmati cao cấp loại "1121" nhưng thực chất chứa loại gạo chất lượng thấp hơn hoặc hoàn toàn khác. 

Các hành vi gian lận nhãn mác này nhằm nâng cao giá bán và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, còn ghi nhận các vi phạm như gạo nhiễm sâu bệnh, quá hạn sử dụng, làm giả ngày sản xuất và không thể truy xuất nguồn gốc. Tổng cộng, 4,2 tấn gạo bị tiêu hủy và hoạt động kinh doanh tại năm công ty đã bị tạm dừng.

Trong khi đó, tại Đức, sự chú ý đổ dồn vào các sản phẩm có ghi "quả việt quất dại" trên nhãn. Kết quả kiểm tra 70 mẫu sản phẩm tại 8 liên bang trong thời gian chiến dịch cho thấy, một nửa số mẫu không chứa việt quất dại thực sự mà là các loài việt quất khác có giá thành thấp hơn. Tình trạng ghi nhãn sai đặc biệt phổ biến ở các sản phẩm đóng hộp, trong đó 3/4 số mẫu được phân tích bị xác định là sai nhãn. 

Các sản phẩm đông lạnh và khô cũng ghi nhận hiện tượng tương tự. Tại Phòng thí nghiệm Nhà nước Berlin-Brandenburg, trong số 28 mẫu việt quất đóng hộp được kiểm tra kể từ năm 2021, có đến 24 mẫu bị phát hiện ghi nhãn không đúng sự thật.

Chiến dịch Opson XIII tiếp tục là lời cảnh báo về thực trạng gian lận thực phẩm tại châu Âu, đồng thời cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của hợp tác liên quốc gia trong việc bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo tính minh bạch trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn