'Siêu' lợi nhuận từ bán bánh mì, phở tại sân bay

Cứ mỗi 1.000 đồng doanh thu ở các nhà hàng sân bay, CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (Nasco) lại lãi 724 đồng. Biên lợi nhuận của Sasco, Taseco Air cũng ở mức ấn tượng.
![]() |
Nhà hàng Phố Chợ của Sasco tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: SAS. |
Cũng hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng nhưng với đặc thù địa điểm kinh doanh bên trong các sân bay, nhiều doanh nghiệp như Nasco, Sasco, Taseco Airs đang đều đặn thu về hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm.
Bán đồ ăn trong sân bay với biên lãi "khủng"
Năm 2024, CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài - Nasco (UPCoM: NAS) ghi nhận doanh thu 525 tỷ đồng, tăng 8% so với năm liền trước. Trừ giá vốn, công ty thu về 282 tỷ đồng lợi nhuận gộp.Đáng chú ý, doanh thu từ dịch vụ nhà hàng chiếm hơn một nửa doanh thu hợp nhất của Nasco với 254 tỷ đồng. Đặc biệt hơn, giá vốn mảng kinh doanh này chỉ chiếm hơn 70 tỷ đồng, mang về lãi gộp lên đến 184 tỷ, tương đương biên lãi gộp tới 72,4%. Điều này đồng nghĩa cứ thu 1.000 đồng từ dịch vụ nhà hàng, Nasco lại lãi gộp 724 đồng.Sau khi trừ hết các chi phí và thuế phát sinh năm 2024, Nasco lãi ròng gần 37 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2023 chỉ lãi 12,5 tỷ đồng. Nhà hàng của Nasco tại sân bay Nội Bài. Ảnh: NAS. Công ty cũng đã mở rộng kinh doanh ra khỏi thị trường truyền thống tại sân bay Nội Bài. Theo đó, Nasco hiện hợp tác với Starbucks mở cửa hàng tại sân bay Phú Quốc, cũng như kinh doanh dịch vụ phòng chờ thương gia tại sân bay Phù Cát (tỉnh Bình Định cũ, nay là tỉnh Gia Lai). Năm 2025, hãng dịch vụ sân bay này đặt kế hoạch cẩn trọng với doanh thu mục tiêu 449 tỷ và lãi trước thuế 20,3 tỷ đồng, tăng 6% ở chỉ tiêu doanh thu nhưng giảm 22% về lợi nhuận so với năm trước. Trong năm nay, HĐQT Nasco cũng bày tỏ mong muốn đón đầu cơ hội phát triển dịch vụ tại các dự án cảng hàng không đang được xây dựng, bao gồm nhà ga T2 Nội Bài mở rộng, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, sân bay Quốc tế Long Thành, cùng một số sân bay mà hãng hàng không Vietnam Airlines có căn cứ. Hiện nay, Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất nắm 51% cổ phần tại Nasco. Các cổ đông lớn còn lại bao gồm công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn là ACFC nắm 10,8% và Tập đoàn Taseco sở hữu 8,2%. Sasco của "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn cũng lãi lớnNếu Nasco là "ông trùm" dịch vụ phi hàng không tại sân bay Nội Bài thì CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất - Sasco (HoSE: SAS) lại chiếm phần lớn thị phần tại sân bay Tân Sơn Nhất.Sasco được biết đến là doanh nghiệp quản lý và vận hành hệ thống cửa hàng miễn thuế, nhà hàng, phòng chờ thương gia tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM). Ông Johnathan Hạnh Nguyễn tại một sự kiện hồi tháng 5/2025. Ảnh: Ngọc Bích. Công ty do “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch HĐQT và vợ Lê Hồng Thủy Tiên làm Thành viên HĐQT. Gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn hiện nắm hơn 46,5% vốn tại Sasco trong khi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sở hữu 49%.Sasco đã báo cáo tình hình kinh doanh quý I năm nay với doanh thu thuần 764 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu doanh thu, mảng kinh doanh phòng chờ thương gia đã vượt qua mảng kinh doanh hàng miễn thuế để trở thành lĩnh vực đóng góp doanh thu lớn nhất với gần 229 tỷ đồng, tăng 29%. Giá vốn mảng này chỉ vào khoảng 43 tỷ đồng, tương đương biên lãi gộp dịch vụ phòng chờ sân bay lên đến 82%. LỢI NHUẬN SASCO TĂNG MẠNH SAU GIAI ĐOẠN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID-19 Kết quả kinh doanh những năm gần đây của Sasco. Nguồn: BCTC DN. Nhãn201720182019202020212022202320242025 Kế hoạch Doanh thu thuần Tỷ đồng 2369265928959183211400258129063183 Lợi nhuận sau thuế 2903413731493210286422555 Trong khi đó, doanh thu cửa hàng miễn thuế của Sasco đạt 223 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế của Sasco đạt 113 tỷ đồng quý I/2025, gấp gần 2,5 lần so với cùng kỳ. Trong năm 2025, Sasco đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 3.183 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 555 tỷ đồng, lần lượt tăng 3% và 10% so với thực hiện 2024. Taseco "ông trùm" bán phở, fastfood sân bayCông ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco - Taseco Airs (HoSE: AST) cũng đang đầu tư mạnh vào hệ thống nhà hàng ẩm thực tại các sân bay, đặc biệt là chuỗi nhà hàng và cửa hàng thức ăn nhanh mang thương hiệu Lucky và Soleil. Chuỗi nhà hàng Lucky Cafe có mặt tại nhiều sân bay, phổ biến với các món phở giá từ 100.000 đến 250.000 đồng/tô. Ảnh: Taseco Airs. Đến cuối năm 2024, doanh nghiệp này sở hữu hơn 40 điểm kinh doanh F&B tại các sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Bài và Phú Quốc với doanh thu 1.330 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 202 tỷ đồng.Mảng dịch vụ ăn uống đóng góp gần 296 tỷ đồng doanh thu trong năm vừa qua, tương đương hơn 22% tổng doanh thu hợp nhất của Taseco Airs - cao thứ 2 chỉ sau mảng bán lẻ hàng miễn thuế và quà lưu niệm. Đáng chú ý, biên lãi gộp ở mảng F&B của doanh nghiệp này lên tới 71,3%.Đầu năm 2025, Taseco Airs chính thức khai trương thêm 19 điểm kinh doanh tại nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất bao gồm 5 cửa hàng bán lẻ, 5 cửa hàng fastfood, 5 nhà hàng, 3 phòng chờ và 1 điểm đóng gói. TASECO AIRS LẠI LÃI HÀNG TRĂM TỶ ĐỒNG MỖI NĂM SAU GIAI ĐOẠN COVID-19 Kết quả kinh doanh những năm gần đây của Taseco Airs. Nguồn: BCTC DN. Nhãn20172018201920202021202220232024 Doanh thu thuần Tỷ đồng 659865114135915460411001330 Lợi nhuận sau thuế 148163212-52-12934151202 Đây được xem là một trong những bước mở rộng lớn nhất từ trước đến nay của công ty trong lĩnh vực ẩm thực sân bay.Doanh nghiệp cho biết chiến lược phát triển F&B trong giai đoạn 2024-2026 sẽ tập trung vào 3 trọng điểm là nâng số lượng điểm bán, cải thiện biên lợi nhuận và mở rộng liên kết thương hiệu nhượng quyền. Trong năm 2025, Taseco Airs đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu F&B thêm 20%, đồng thời nâng tổng số điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống lên hơn 60, mở rộng hiện diện tại các sân bay như Long Thành và Cam Ranh. Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.