
TPO - Phi công từng ném bom vào Dinh Độc Lập năm 1975 quê ở Bến Tre. Trước đó, ông được Ban Binh vận Trung ương cục miền Nam chỉ đạo thi tuyển vào Không lực Việt Nam Cộng hòa, trở thành “phi công trong lòng địch”.
Câu trả lời đúng là đáp án B: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra trong gần 2 tháng, qua ba chiến dịch lớn, gồm: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn. Đúng 11h30, ngày 30/4/1975, lá cờ của Quân Giải phóng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập - sào huyệt cuối cùng của chính quyền và quân đội Sài Gòn, báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
Câu trả lời đúng là đáp án C: Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 26 đến 28/4/1975, và Đợt 2 từ ngày 29 đến 30/4/1975. Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng. Từ 5 hướng, các binh đoàn thọc sâu có xe tăng dẫn đầu đánh vào khu vực phòng thủ vòng ngoài của địch.
Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo báo Quân Đội Nhân Dân, trong cuộc họp ngày 8/4/1975 ở căn cứ Tà Thiết (Lộc Ninh), Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Bộ tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định (đến ngày 14/4/1975 đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh), gồm các đồng chí: Tư lệnh Chiến dịch: Đại tướng Văn Tiến Dũng; Chính ủy: Phạm Hùng; các Phó tư lệnh: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện, Trung tướng Lê Trọng Tấn; Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị: Trung tướng Lê Quang Hòa; Quyền Tham mưu trưởng Chiến dịch: Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền.
Câu trả lời đúng là đáp án A: Sáng ngày 21/4/1975, chiến dịch Xuân Lộc kết thúc, thì ngay buổi tối hôm đó, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phải lên Đài Phát thanh tuyên bố từ chức và cuốn gói bỏ chạy. Có thể nói chiến thắng Xuân Lộc mang một ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra cục diện mới, đập tan 1 chướng ngại có thể nói là lớn nhất cho cánh hướng đông trên đường tiến vào giải phóng Sài Gòn của quân ta. Không những thế còn tạo ra 1 cú sốc tinh thần rất lớn, tác động trực tiếp đến chiến trường Sài Gòn, đến các chính sách, quyết sách của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Chiến trường Sài Gòn chao đảo, quân đội Việt Nam cộng hòa rơi vào cuộc hoảng loạn tinh thần chưa từng thấy. Và quân Mỹ mở chiến dịch di tản, người Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam với một cú sốc tinh thần khó có thể gột rửa...
Câu trả lời đúng là đáp án A: Để chuẩn bị cho trận đánh Xuân Lộc 1975, Đàm Duy Thiên được tín nhiệm là người duy nhất vẽ bản đồ Xuân Lộc. Vào quân đội cuối năm 1972 khi chưa học xong trung học phổ thông, chàng thanh niên trẻ Đàm Duy Thiên được bổ sung vào E266 F341 (gọi tắt là Sư đoàn Sông Lam). Khi vào Sư đoàn, ông được chọn làm chiến sĩ đồ bản vì có năng khiếu hội họa. Đến đầu năm 1974, ông cùng đồng đội tập trung cao độ cho việc huấn luyện, chuẩn bị sẵn sàng vào miền Nam chiến đấu. Đầu năm 1975, ông cùng sư đoàn lên đường hành quân vào mặt trận B2 (Đông Nam Bộ), trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh trong đội hình Quân đoàn 4 trên cánh quân phía đông tiến vào giải phóng Sài Gòn - Gia Định bấy giờ.
Câu trả lời đúng là đáp án C: Để đảm bảo bí mật và an toàn giữa bom đạn, ông Đàm Duy Thiên phải làm việc dưới hầm trú ẩn, chỉ sử dụng ánh sáng từ đèn bão hoặc đèn pin để vẽ. Mỗi ngày, ông thường xuyên lắng nghe ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo chỉ huy để cập nhật tình hình, dùng những nét chì để điều chỉnh bản đồ kịp thời, chính xác.
Câu trả lời đúng là đáp án B: Đại tá Nguyễn Thành Trung (sinh năm 1947, quê Bến Tre) chính là phi công từng ném bom vào Dinh Độc Lập năm 1975. Trước đó, ông được Ban Binh vận Trung ương cục miền Nam chỉ đạo thi tuyển vào Không lực Việt Nam Cộng hòa, trở thành “phi công trong lòng địch”. Ngày 8/4/1975, ông nhận lệnh xuất kích từ sân bay Biên Hòa, lái máy bay F5-E ném bom ở Phan Thiết. Theo quy định, máy bay sau phải cất cánh theo máy bay trước 5 giây, tối đa là 10 giây. Phi công Nguyễn Thành Trung đã dùng 10 giây này để đánh lạc hướng phi tuần trưởng, đài quan sát mặt đất. Cất cánh, ông không nhập đội bay đi Phan Thiết mà bay ngược về Sài Gòn, mang 4 quả bom hướng đến Dinh Độc Lập. Ném xong, ông vòng tới kho xăng Nhà Bè, bắn tiếp 300 viên đạn 120 ly còn trên máy bay, rồi hạ cánh an toàn xuống sân bay Phước Long.
Câu trả lời đúng là đáp án A: 20 ngày sau ném bom vào Dinh Độc Lập, phi công Nguyễn Thành Trung cũng chính là người dẫn đầu phi đội ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Sáng 28/4/1975, tại sân bay Phù Cát, Đại tá Lê Văn Tri - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân quyết định đưa ra lực lượng tham gia chiến đấu gồm 6 phi công là Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Văn Lục, Từ Đễ, Hán Văn Quảng, Hoàng Mai Vượng và Trần Văn On. Phi đội bay được đặt tên là Phi đội Quyết thắng. Đến 9h30 cùng ngày, 5 chiếc máy bay A-37 của phi đội, mỗi chiếc mang theo 4 quả bom và 4 thùng dầu, được lệnh bay từ Phù Cát vào sân bay Thành Sơn (tỉnh Phan Rang). Tại đây, phi đội hạ cánh, sẵn sàng đợi lệnh bay vào Sài Gòn, trút bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Trong lúc tiến về Sài Gòn, phi đội bay thấp để tránh radar. Khi đến gần Tân Sơn Nhất, các phi công chuyển bay ra phía Bà Rịa - Vũng Tàu để đánh lạc hướng. Trận ném bom Tân Sơn Nhất của Phi đội Quyết thắng khiến sân bay này bị tê liệt, rối loạn hoàn toàn. Kế hoạch di tản hàng loạt bằng máy bay phản lực hạng nặng của Mỹ thất bại, phải thay thế bằng những chiếc trực thăng loại nhỏ đậu trên các nóc cao ốc.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm