Phát hiện bất ngờ về cách ăn chuối tốt cho tim, nhất là người lớn tuổi

Rõ ràng chuối rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch. Thế nhưng không phải cách ăn chuối nào cũng mang lại lợi ích như nhau.
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Food and Function, đã tìm ra cách ăn chuối tốt cho tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi, theo trang tin khoa học Scitech Daily.
Trái cây và flavanol
Flavanol là hợp chất tự nhiên có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch và não bộ. Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn kiêng của Mỹ khuyến nghị lượng tiêu thụ hằng ngày là 400-600 mg. Thiếu flavanol, đặc biệt là ở người lớn tuổi, có dẫn đến suy giảm nhận thức và chức năng tim mạch kém.
Đồng tác giả nghiên cứu, chuyên gia Gunter Kuhnle, giáo sư Khoa học Dinh dưỡng và Thực phẩm tại Đại học Reading (Mỹ), cho biết: Không tiêu thụ đủ flavanol có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Ở người lớn tuổi, tình trạng thiếu flavanol cũng dẫn đến suy giảm nhận thức.
Nhưng làm thế nào để hấp thụ flavanol tốt nhất từ thực phẩm và đồ uống?
Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu ảnh hưởng của polyphenol oxidase đến khả năng hấp thụ flavanol của cơ thể. Polyphenol oxidase là loại enzyme có trong nhiều loại trái cây và rau quả nhưng đặc biệt có nhiều trong chuối.
Tác giả chính, tiến sĩ Javier Ottaviani, từ Khoa Dinh dưỡng, Đại học California (Mỹ), người chuyên nghiên cứu về flavanol, cho biết: Chúng tôi muốn tìm hiểu, ở cấp độ thực tế, món trái cây phổ biến như sinh tố chuối có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ flavanol sau khi ăn như thế nào.
Flavanol có trong táo, lê, việt quất, mâm xôi đen, nho và ca cao, tất cả đều là những thành phần phổ biến trong sinh tố. Nhưng liệu xay nhuyễn chúng trong sinh tố có phải là cách hiệu quả để hấp thụ chất dinh dưỡng?
Trong nghiên cứu do Đại học California dẫn đầu, hợp tác với Đại học Reading, những người tham gia được uống 2 loại sinh tố:
Sau đó, các nhà nghiên cứu lấy mẫu máu và nước tiểu để đo lượng flavanol thực sự đi vào cơ thể của người tham gia sau khi uống mỗi loại sinh tố.
Kết quả đã phát hiện ra rằng khi không trộn chuối vào sinh tố (tức ăn chuối riêng, sinh tố quả mọng riêng) cả nồng độ flavanol trong sinh tố và nồng độ flavanol cơ thể hấp thụ đều đạt tối đa, bằng với khi uống 1 viên flavanol.
Ngược lại, trộn chuối vào sinh tố quả mọng làm giảm tới 84% khả năng hấp thụ flavanol của cơ thể, so với khi uống 1 viên flavanol làm đối chứng, theo Scitech Daily.
Giáo sư Kuhnle cho biết: Nhiều người thích cho chuối vào sinh tố, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến lượng flavanol hấp thụ.
Ông Kuhnle giải thích: Sinh tố là cách phổ biến để tiêu thụ trái cây và rau. Chúng ta biết từ các nghiên cứu trước đây rằng flavanol có thể bị phân hủy bởi polyphenol oxidase. Thật đáng ngạc nhiên khi chỉ thêm 1 quả chuối mà lượng polyphenol oxidase đã đủ để phá hủy phần lớn flavanol có trong quả mọng.
Cách tốt nhất để ăn chuối và trái cây
Chuối là loại trái cây tuyệt vời và có thể đóng vai trò quan trọng trong nhiều chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi ích, tránh thêm chuối vào món sinh tố nếu bạn muốn tăng lượng flavanol tốt cho tim.
Nếu muốn tăng lượng flavanol hấp thụ từ sinh tố, nên kết hợp các loại trái cây giàu flavanol như quả mọng với các loại thực phẩm có hoạt tính polyphenol oxidase thấp như dứa, cam, xoài hoặc sữa chua không đường.