Phân biệt chóng mặt và đột quỵ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên cao cấp Đại học Y Dược TP HCM, Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP HCM.
Chóng mặt
Khái niệm
Chóng mặt đặc trưng bởi cảm giác sai lệch cảm giác quay cuồng, dẫn đến mất thăng bằng, ngất, mất phương hướng.
Các tình trạng thường gặp liên quan đến chóng mặt bao gồm chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV), bệnh Meniere, viêm dây thần kinh tiền đình và viêm mê đạo.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh thường là do tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên hoặc trung tâm của hệ thống tiền đình.
Chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm các vấn đề về tai trong, rối loạn hệ thống tiền đình, chấn thương đầu và thậm chí do một số loại thuốc.
Triệu chứng
Chóng mặt là một cảm giác khiến người ta cảm thấy như thể môi trường xung quanh đang chuyển động quay cuồng. Những triệu chứng kèm theo bao gồm buồn nôn, đổ mồ hôi, mất cân bằng, nhìn mờ.
Chẩn đoán
Một người bị chóng mặt do các vấn đề ở tai trong, được gọi là chóng mặt lành tính, khi đó chóng mặt là triệu chứng duy nhất hiện diện.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng khác, chẳng hạn rung giật nhãn cầu (cử động mắt không tự chủ) và buồn nôn hoặc nôn, bác sĩ sử dụng HINTS - bài kiểm tra gồm ba phần tập trung vào kiểm tra chuyển động của mắt để phát hiện sự xuất hiện của đột quỵ.
Điều trị
Đột quỵ
Khái niệm
Đột quỵ (stroke) là tình trạng y tế xảy ra khi có sự gián đoạn cung cấp máu lên não.
Nguyên nhân
Đột quỵ có thể xảy ra do mạch máu bị tắc (đột quỵ do thiếu máu cục bộ) hoặc vỡ mạch máu (đột quỵ xuất huyết).
Triệu chứng
Đột quỵ dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, như tê hoặc yếu đột ngột ở mặt, cánh tay hoặc chân, khó nói hoặc hiểu lời nói, buồn nôn, đau đầu dữ dội, chóng mặt và mất thăng bằng.
Chẩn đoán
Chụp cắt lớp não là công cụ chẩn đoán phổ biến nhất mà các bác sĩ sử dụng.
Điều trị
Tùy theo mức độ và thể loại đột quỵ mà bệnh nhân sẽ được điều trị bằng một trong các phương pháp sau hoặc phối hợp nhiều phương pháp:
Mỹ Ý