Nói thật: Nhét 7 thứ này vào tủ lạnh chẳng khác nào "đào hố chôn mình"

7 thứ đồ này không thích hợp để trong tủ lạnh, không chỉ mất ngon mà còn âm thầm nuôi vi khuẩn, hại sức khỏe.
Tôi từng xem tủ lạnh như “bảo bối” bảo quản mọi thứ. Nhưng hóa ra, không phải thứ gì cũng hợp với môi trường lạnh. Nhiều món để trong tủ lạnh không chỉ mất vị, hỏng nhanh, mà còn biến tủ thành ổ vi khuẩn, đe dọa sức khỏe cả nhà. Sau khi tìm hiểu kỹ, tôi phát hiện 7 thứ tuyệt đối không nên để trong tủ lạnh. Cùng khám phá và học cách bảo quản đúng để giữ thực phẩm tươi ngon, tránh rước họa từ thói quen sai lầm này nhé!
1. Trứng vỏ bẩn
Tôi từng có thói quen mua trứng về và nhét ngay vào ngăn đựng trong tủ lạnh. Tôi nghĩ việc làm này sẽ giữ trứng tươi lâu. Nhưng sự thật tôi đã làm "sai bét". Bởi vì trứng vỏ bẩn, thường dính phân gà, chứa vi khuẩn nguy hiểm như salmonella hay E. coli, dễ lây sang thực phẩm khác, gây ngộ độc. Song, rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh cũng không ổn, vì lớp màng bảo vệ trên vỏ bị phá, vi khuẩn càng dễ xâm nhập, trứng nhanh hỏng.
Vậy cách làm đúng là gì? Để tôi mách bạn. Đó là hãy để trứng ở nơi khô ráo, thoáng khí như kệ bếp, nhiệt độ dưới 25°C. Lau sạch vỏ bằng khăn khô, xếp vào hộp giấy, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu cần để tủ lạnh, cần bọc túi kín, đặt ngăn riêng, kiểm tra hạn dùng trong 30 ngày.
2. Trà (lá trà)
Bạn có biết rằng, trừ trà xanh và trà vàng, hầu hết trà không hợp môi trường lạnh. Trà hút mùi mạnh, dễ ẩm mốc trong tủ lạnh, mất vị đặc trưng. Nhiệt độ thấp còn làm giảm enzyme, khiến trà kém ngon, không "chín" được.
Vì vậy, để bảo quản trà đúng cách, đặt trong lọ kín khí, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng và mùi thực phẩm. Với trà xanh, bọc kín bằng túi chống ẩm, để ngăn mát tủ lạnh, nhưng dùng trong 1-2 tháng. Nhờ vậy, trà giữ được vị thơm, không lo mốc.
3. Cà chua
Cà chua chín đỏ, dễ hỏng, nên tôi từng nhét ngay vào tủ lạnh để giữ lâu. Nhưng bạn có để ý cà chua lạnh thường nhũn, cắt ra chảy nước, ăn nhạt toẹt, đôi khi còn chua lạ không? Sự thật thì nhiệt độ thấp của tủ lạnh dễ dàng phá hủy tế bào, làm mất vị ngọt tự nhiên của cà chua, khiến cấu trúc quả bị hỏng.
Để cà chua tươi ngon, đặt ở góc bếp thoáng mát, nhiệt độ 20-25°C, trên đĩa hoặc rổ thoáng khí, tránh chồng chất. Dùng trong 3-5 ngày, mua vừa đủ ăn. Nếu cà chua quá chín, chế biến ngay thành sốt hoặc súp, tránh để tủ lạnh lâu.
4. Khoai tây và hành tây
Tôi từng bảo quản khoai tây và hành tây trong tủ lạnh nhưng hóa ra đây là sai lầm lớn. Khoai tây lạnh chuyển tinh bột thành đường, ăn ngọt lợ, khi nấu ở nhiệt độ cao dễ sinh chất độc acrylamide, hại sức khỏe. Môi trường ẩm còn làm khoai mọc mầm, thối nhanh. Hành tây cắt sẵn hút mùi tủ lạnh, sinh vi khuẩn, dễ gây đau bụng, ngộ độc.
Tôi đã tìm hiểu và được biết cách quản đúng, đó là nên đặt khoai tây trong túi lưới, hành tây trong rổ thoáng, ở nơi khô, mát, tránh ánh sáng (như tủ bếp). Giữ riêng hai loại, vì hành tây tiết khí làm khoai hỏng nhanh. Tất nhiên, chúng ta phải kiểm tra thường xuyên, loại bỏ củ hỏng.
5. Mật ong
Có 1 sự thật ít ai biết rằng, mật ong tự nhiên chứa chất kháng khuẩn, không cần lạnh cũng bảo quản được cả năm ở điều kiện thường. Ngược lại, việc để trong tủ lạnh khiến mật ong dễ kết tinh, tạo cặn trắng, làm mất cấu trúc mịn, giảm vị ngọt và dinh dưỡng.
Tốt nhất chúng ta nên bảo quản mật ong bằng cách đặt lọ trong tủ bếp, nơi khô ráo, nhiệt độ 20-25°C, tránh ánh nắng và nguồn nhiệt. Dùng lọ thủy tinh kín, lấy mật bằng thìa sạch, không để nước lẫn vào. Mật xịn sẽ giữ nguyên chất lượng, không lo lên men.
6. Sô-cô-la
Bạn có để sô-cô-la trong tủ lạnh để tránh chảy, nhất là mùa hè không? Tôi cũng từng làm thế, nhưng sai lầm. Môi trường lạnh, ẩm làm sô-cô-la "đổ mồ hôi", đường tan tạo lớp trắng, mất vị béo thơm, dễ sinh vi khuẩn, nhanh hỏng. Để sô-cô-la ngon, bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ 15-20°C, như ngăn tủ đựng đồ ăn, bọc kín trong giấy bạc hoặc hộp kín. Nếu phải để tủ lạnh, dùng túi chống ẩm, đặt ngăn ít lạnh, ăn trong 1 tháng. Tốt nhất, mở gói thì ăn sớm để giữ vị nguyên bản.
7. Bánh mì
Để bánh mì, cơm, hay bánh bao dư vào tủ lạnh có thể làm tinh bột già hóa, bánh mì cứng như giấy, cơm khô, mất vị, dinh dưỡng giảm. Để bảo quản bánh mì đúng cách, bạn cần bọc kín bằng túi thực phẩm, để ngăn đá tủ lạnh, giữ được 1-2 tháng. Khi ăn, rã đông tự nhiên rồi hâm bằng lò vi sóng hoặc hấp lại, bánh sẽ mềm, ngon như mới.
Theo: Toutiao