Nhảy đến nội dung
 

Những thói quen tưởng vô hại nhưng âm thầm phá hủy thận mỗi ngày

Tiểu đêm, người mệt mỏi kéo dài có thể là dấu hiệu thận bị tổn thương, nhưng thường bị người trẻ bỏ qua vì nghĩ do căng thẳng, thiếu ngủ.

Suy thận từng được xem là bệnh của người lớn tuổi, nhưng đang ngày càng phổ biến ở người trẻ, đặc biệt nhóm có lối sống thiếu lành mạnh, hoặc mắc bệnh nền như tiểu đường, tăng huyết áp.

Theo ThS.BS Nguyễn Quang Huy, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, thận có thể âm thầm suy yếu từ những thói quen rất nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày. Không ít người trẻ đến viện khi chức năng thận suy giảm nghiêm trọng, buộc phải chạy thận nhân tạo hoặc đối mặt với nguy cơ ghép thận.

Ăn uống vô tội vạ

Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh chứa nhiều muối và chất bảo quản khiến thận phải tăng cường hoạt động để đào thải độc tố. Lâu dài, các tế bào thận bị tổn thương, dễ dẫn đến viêm và xơ hóa.

Ngoài ra, nước ngọt, trà sữa và đồ uống có đường làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường type 2 – nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn. Rượu bia cũng góp phần phá hủy tế bào thận do quá trình chuyển hóa tạo áp lực lớn lên cơ quan này.

Uống ít nước, nhịn tiểu kéo dài

Một số hành vi tưởng vô hại như uống ít nước, nhịn tiểu kéo dài cũng góp phần đẩy nhanh quá trình tổn thương thận. Nước tiểu đặc làm tăng nguy cơ hình thành sỏi, trong khi việc nhịn tiểu thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm đường tiết niệu, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng ngược dòng và suy thận.

Người trưởng thành nên uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày, hạn chế nước ngọt, tránh rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích, vốn là tác nhân gây co mạch, xơ vữa mạch máu, làm giảm lượng máu đến thận.

Dùng thuốc tuỳ tiện

Việc tự ý dùng thuốc giảm đau, kháng sinh hay thực phẩm chức năng, thuốc đông y không rõ nguồn gốc đang là thói quen nguy hiểm nhiều người trẻ mắc phải.

Một số loại thuốc có thể gây độc cho thận nếu dùng kéo dài hoặc sai liều, trong khi sản phẩm không kiểm soát nguồn gốc có thể chứa kim loại nặng, gây tổn thương ống thận.

Lối sống thiếu vận động, thức khuya triền miên

Thiếu vận động làm tăng nguy cơ béo phì, tăng huyết áp, cả hai đều là yếu tố nguy cơ lớn của suy thận.

Việc ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức khuya cũng làm rối loạn nhịp sinh học, ảnh hưởng đến chu trình tự phục hồi của thận, gián tiếp gây tổn thương chức năng lọc.

Dấu hiệu cảnh báo dễ bị bỏ qua

Suy thận giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số biểu hiện sớm như tiểu đêm, nước tiểu có bọt, phù mặt, chân tay vào sáng sớm hoặc cuối ngày, mệt mỏi kéo dài, da sạm, ngứa... dễ bị người trẻ quy chụp là do áp lực công việc hay thiếu ngủ, dẫn đến trì hoãn thăm khám.

"Bệnh nhân chỉ đến viện khi thấy mệt mỏi không thể chịu nổi, sút cân nhanh hoặc tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Lúc này, chức năng thận thường suy giảm nghiêm trọng", bác sĩ Huy cho biết.

Suy thận không chỉ khiến người bệnh lệ thuộc vào lọc máu định kỳ hoặc phải ghép thận, mà còn gây biến chứng nguy hiểm như tim mạch, thiếu máu mạn tính, loãng xương.

Để phòng ngừa suy thận, bác sĩ khuyến cáo mỗi người nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ, ngủ đúng giờ, hạn chế các chất gây hại, không tự ý dùng thuốc và vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Đặc biệt, cần khám sức khỏe định kỳ mỗi năm để phát hiện sớm bất thường, ngay cả khi chưa có dấu hiệu bệnh lý.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn