Nhảy đến nội dung
 

Những hành vi khiến sốt xuất huyết trở nặng - Báo VnExpress

Bác sĩ Huỳnh Trần An Khương, Quản lý Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, khuyến cáo như trên khi nước ta đang bước vào mùa sốt xuất huyết, đã có ca tử vong. Bệnh có thể đột ngột trở nặng với các biến chứng như sốc sốt xuất huyết, tràn dịch màng phổi, suy đa tạng... ở cả trẻ em và người lớn. Bác sĩ Khương chỉ ra các hành vi dễ làm bệnh trở nặng như sau:

Hạ sốt cấp tốc

Ở giai đoạn đầu, sốt xuất gây sốt cao đột ngột, đau đầu, nhức mỏi người, đau hốc mắt, có thể kéo dài 4-7 ngày. Thấy tình trạng sốt không giảm, nhiều người uống thuốc hạ sốt liên tục, không theo đúng chỉ định.

Theo bác sĩ Khương, cách làm trên chưa đúng. Việc hạ sốt quá nhanh có thể làm gián đoạn quá trình cơ thể tiêu diệt virus sốt xuất huyết đồng thời khiến virus tiếp tục sinh sôi. Một số loại thuốc hạ sốt như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium... được khuyến cáo không nên sử dụng, nếu lạm dụng bệnh dễ trở nặng, tiềm ẩn nguy cơ tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều thuốc hạ sốt có thể gây tổn thương gan, thận, rối loạn dạ dày.

Không vệ sinh răng miệng

Nhiều người cho rằng khi bị bệnh nên kiêng nước, trong đó có kiêng vệ sinh răng miệng. Theo bác sĩ, đây là quan niệm sai.

Lý do, bệnh sốt xuất huyết làm giảm tiểu cầu, khiến người bệnh dễ bị chảy máu chân răng. Khi không vệ sinh răng miệng, những mầm bệnh sinh sống ở vùng miệng có thể nhân cơ hội xâm nhập và gây viêm lợi, nướu, bội nhiễm trên nền sốt xuất huyết khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Vệ sinh răng, họng, miệng bằng cách đánh răng nhẹ nhàng, súc họng bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch miệng và giảm viêm nhiễm.

Không tắm

Người mắc sốt xuất huyết thường mệt, đau nhức nên có tâm lý tránh nước, kiêng tắm. Tuy nhiên, khi bị sốt cao, người bệnh tiết nhiều mồ hôi, kết hợp bụi bẩn bám vào da, kèm phát ban trên da. Nếu không vệ sinh đúng, mầm bệnh có thể gây ngứa, viêm da, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo bác sĩ Khương, người bệnh sốt xuất huyết nên tắm nhanh hoặc lau người bằng khăn mềm với nước ấm trong phòng kín, tránh gió lùa, không nên ngâm mình trong bồn tắm quá lâu. Việc tắm, vệ sinh đúng sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn trên da, giúp người bệnh dễ chịu, ăn ngủ ngon, từ đó cũng giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Kiêng ăn quá mức

Nhiều người cho rằng, khi mắc sốt xuất huyết thì nên kiêng ăn thịt gà, tôm, mực, cua... vì các thực phẩm này dễ làm bệnh nặng, hoặc lâu khỏi bệnh. Việc kiêng khem quá mức có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể chậm hồi phục và tăng nguy cơ biến chứng.

Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh cần ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ sản xuất tiểu cầu, giúp cơ thể chống lại bệnh. Trường hợp mệt mỏi, chán ăn, đắng miệng thì nên chọn thức ăn dễ nuốt như cháo, súp, nước ép trái cây, sinh tố, sữa... để dễ nuốt, dễ tiêu.

Người bệnh nên kiêng ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, nước uống có ga, để tránh làm hệ tiêu hóa quá tải, gây khó tiêu, đầy bụng hoặc kích ứng niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình hồi phục. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên ăn các thực phẩm có màu đen, đỏ, hoặc sẫm màu để tránh nôn ói, đi cầu khó phân biệt với triệu chứng xuất huyết.

Tiếp xúc với gió

Triệu chứng sốt kéo dài khiến nhiều người bệnh tìm cách giúp bản thân dễ chịu hơn như ra ngoài gió, ngồi trước quạt, bật máy lạnh nhiệt độ thấp... Đây cũng là cách làm chưa đúng. Lý do, khi mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân thường sốt cao kèm theo rét run, các mạch máu trong cơ thể giãn nở. Nếu tiếp xúc lâu dài với gió lạnh, các mạch máu ngoại vi co lại đột ngột, dẫn đến xuất huyết nặng, tăng nguy cơ tử vong. Vì vậy, khi sử dụng quạt, máy lạnh, mọi người không nên chiếu trực tiếp vào người, nên bật nhiệt độ khoảng 26-28 và nên độ theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên để thoải mái, dễ chịu hơn.

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với bốn type huyết thanh gồm Den-1, Den-2, Den-3 và Den-4. Do đó, một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều lần. Tái nhiễm có nguy cơ nặng hơn lần đầu.

Để tránh bị muỗi vằn đốt gây sốt xuất huyết, mọi người cần giữ gìn nơi ở, môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ; không trữ nước ở các thùng, xô chậu... trong nhà, phát quang bụi rậm xung quanh để muỗi không có cơ hội đẻ trứng. Gia đình có thể đốt hương muỗi, dùng vợt muỗi và phun thuốc diệt muỗi, mắc màn khi ngủ để tránh bị muỗi đốt.

Bệnh có thể phòng ngừa nhờ vaccine. Hiện Việt Nam có vaccine Qdenga phòng ngừa do hãng dược phẩm Takeda (Nhật Bản) sản xuất, chỉ định cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn.

Hiệu quả bảo vệ của vaccine hơn 80% và ngăn nguy cơ nhập viện hơn 90%. Lịch tiêm hai liều cách nhau ba tháng, không cần xét nghiệm trước khi tiêm. Phụ nữ nên tiêm vaccine trước mang thai tốt nhất ba tháng hoặc tối thiểu một tháng.

Linh San

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn