Nhảy đến nội dung

Những điều chưa biết về 'trận chung kết Hoàng gia' FA Cup

TPO - Chung kết FA Cup không chỉ là một trận bóng đá, mà còn là lễ hội với các nghi lễ Hoàng gia. Vì vậy một thế kỷ rưỡi đã trôi qua, dù bóng đá biến đổi nhiều, giải đấu lâu đời nhất thế giới vẫn còn nguyên giá trị, đồng thời tham dự trận chung kết tại Wembley là mơ ước với hầu hết các cầu thủ.

TPO - Chung kết FA Cup không chỉ là một trận bóng đá, mà còn là lễ hội với các nghi lễ Hoàng gia. Vì vậy một thế kỷ rưỡi đã trôi qua, dù bóng đá biến đổi nhiều, giải đấu lâu đời nhất thế giới vẫn còn nguyên giá trị, đồng thời tham dự trận chung kết tại Wembley là mơ ước với hầu hết các cầu thủ.   
Những điều chưa biết về 'trận chung kết Hoàng gia' FA Cup ảnh 1

Vào năm 1871, tức 8 năm sau khi Hiệp hội bóng đá Anh (FA) thành lập và thống nhất các quy tắc bóng đá, FA Cup được tổ chức dành cho mọi CLB trong Hiệp hội, sau đó trở thành một sự kiện quần chúng được cả xứ sương mù mong đợi. Sau một thời gian bị gián đoạn vì Thế chiến thứ nhất, ở trận chung kết FA Cup đầu tiên được tổ chức lại (năm 1923) đã cho thấy sức hút khủng khiếp, với số lượng khán giả cao không tưởng.

Đó cũng là trận đầu diễn ra tại sân Wembley (khi ấy được gọi là Empire). Thoạt đầu những nhà tổ chức sợ rằng khán giả sẽ thưa thớt, nên tích cực quảng bá qua tờ rơi và báo đài. Ai mà ngờ, lượng người kéo đến sân khiến các ga tàu bị quá tải, hệ thống xe bus tê liệt và dòng người đi bộ hoặc ô tô khiến đường phố tắc nghẽn.

Sức chứa của Wembley rơi vào khoảng 125.000 người, nhưng người ta ước tính có tới 300.000 người có mặt hôm đó. Đám đông lấp đầy mọi ngõ ngách, trên mái và cả trong sân. Vì God Save The King, Quốc ca Anh đã được cử lên lúc Vua George V tới, nhưng trận đấu bị trễ 45 phút bởi kỵ binh Hoàng gia phải can thiệp, cố gắng giải tỏa người hâm mộ đi ra bên ngoài đường biên, lúc hai đội ra sân dàn hợp xướng đã chơi bản thánh ca Abide with Me. Phút ngẫu hứng này sau trở thành thông lệ trước trận chung kết FA Cup.

Những điều chưa biết về 'trận chung kết Hoàng gia' FA Cup ảnh 2

Người hâm mộ chật kín sân Wembley trong trận chung kết FA Cup năm 1923.

Một tài liệu nói rằng Abide With Me không xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Đó là do thư ký FA đã gửi thư đến điện Buckingham hỏi xem Vua George V thích nghe gì vào trận chung kết năm 1923, và ông trả lời đây là bài hát yêu thích của ông và Nữ hoàng Mary, đồng thời bài hát có những ca từ phù hợp với bối cảnh hậu chiến.

Sau này có giai đoạn Abide With Me bị đưa ra khỏi trận chung kết, nhưng vấp phải sự phản đối kịch liệt từ người hâm mộ, nên sớm quay trở lại. Ngoài sự quen thuộc đã thành truyền thống, nó cũng là sự nhắc nhở về mối liên hệ giữa chung kết FA Cup và Hoàng gia Anh.

Trận chung kết FA Cup đầu tiên có sự tham dự của Hoàng gia là vào năm 1914, khi Vua George V có mặt tại Crystal Palace, Trung tâm thể thao Quốc gia đã tổ chức 20 trận chung kết cho đến khi bị Wembley thay thế. Năm ấy hai đội đá chung kết, Burnley và Liverpool, đều thuộc vùng Lancashire, nên Vua George V đã cài một bông hồng Lancashire đỏ ở khuy áo. Và đây còn được gọi là "trận chung kết Hoàng gia".

Những điều chưa biết về 'trận chung kết Hoàng gia' FA Cup ảnh 3

Vua George V có mặt tại Wembley trong trận chung kết FA Cup 1914.

Kể từ đây, các trận chung kết FA Cup luôn có sự hiện diện của thành viên Hoàng gia. Từ năm 1914 đến 1970, Vua hoặc Nữ hoàng sẽ là người trao Cúp cho đội chiến thắng, trừ khi họ đi nước ngoài hoặc bị ốm. Như năm 1952, Nữ hoàng Elizabeth II không thể có mặt, Thủ tướng Winston Churchill thay bà làm công việc vinh danh những người chiến thắng. Những năm gần đây, William, Hoàng tử xứ Wales, đồng thời là Chủ tịch FA, thường xuyên hiện diện ở trận chung kết.

Vì tính chất trang trọng, cầu thủ hai đội cũng không thể xuề xòa. Từ những năm 1950, họ sẽ đóng bộ vest, thắt cà vạt và đi quanh sân Wembley trước khi trở vào phòng thay đồ để chuyển sang bộ đồ thi đấu.

MU là đội rất coi trọng điều này. Vào năm ngoái, họ đã tới chung kết với bộ vest Paul Smith được may đo riêng. Còn năm nay, HLV Oliver Glasner của Crystal Palace đã xác nhận cả đội sẽ mặc vest trong khi Man City thì chưa chắc. Hai lần gần nhất vào chung kết, đội quân của Pep Guardiola đều gây tranh cãi khi mặc quần jeans và áo polo.

Những điều chưa biết về 'trận chung kết Hoàng gia' FA Cup ảnh 4

Đội trưởng Tommy Boyle của Burnley nhận chiếc Cúp từ Vua George V vào năm 1914.

Một chi tiết đặc biệt khác ở chung kết FA Cup, đó là thay vì lễ trao giải diễn ra ở dưới sân như nhiều giải đấu khác, ở Wembley các cầu thủ vô địch sẽ phải đi lên khu VIP để nhận Cúp và huy chương. Một lần nữa, nó liên quan đến Hoàng gia, và khởi nguồn từ năm 1914.

Để tỏ lòng tôn kính, đội trưởng Tommy Boyle của Burnley dẫn đồng đội leo lên các bậc thang để tới Royal Box, sau đó kính cẩn nhận chiếc Cúp từ Nhà Vua. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác. Vì sự cuồng nhiệt quá mức những năm đó, việc người hâm mộ tràn vào sân đấu có thể gây ra khung cảnh hỗn loạn, mất an toàn cho cả cầu thủ cũng như Hoàng gia, vậy nên nhận Cúp ở khu VIP là lựa chọn tốt nhất.

Năm nay cũng vậy. Crystal Palace và Man City sẽ nhận vinh dự đó nếu giành chiến thắng tại Wembley trong trận chung kết thứ 144 của giải đấu lâu đời nhất thế giới. Nếu đoạt Cúp, đây là lần thứ 8 của Man City (và là lần thứ 3 của Pep Guardiola). Còn Crystal Palace, họ đang hy vọng sẽ lần đầu nếm trải hương vị tuyệt vời của FA Cup sau hai lần thất bại vào các năm 2016 và 1990.

Thanh Hải
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn