Nhảy đến nội dung
 

Những điểm nhấn của thượng đỉnh BRICS

Sự vắng mặt của lãnh đạo Nga và Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đem lại cơ hội "mềm hóa" hình ảnh của khối và thúc đẩy tiếng nói lớn hơn của các nước đang phát triển.

Thành phố Rio de Janeiro của Brazil, nơi năm ngoái vừa đón các nhà lãnh đạo G20, sẽ tiếp tục trở thành điểm hẹn của khoảng 20 nhà lãnh đạo thế giới, Liên hợp quốc trong hai ngày cuối tuần này cho Hội nghị thượng đỉnh BRICS.

Trong số những người sẽ đến Brazil không có tên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Brazil, Ấn Độ lấp đầy khoảng trống

Trong khi một số ý kiến đánh giá thấp những tác động mà hội nghị năm nay mang lại vì sự vắng mặt của ông Tập và ông Putin, vẫn có những đánh giá lạc quan rằng đây là cơ hội để BRICS mềm hóa hình ảnh, mở rộng hợp tác và tạo ra tâm lý thoải mái hơn cho những người tham dự.

Theo giới quan sát, các quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trong nhóm Nam bán cầu (Global South) như Ấn Độ và Brazil có thể nắm bắt thời cơ để dẫn dắt chương trình nghị sự và cân bằng lại ảnh hưởng của những thành viên khác khi nhiều nền kinh tế đang tìm cách không tỏ ra công khai chống lại phương Tây, đặc biệt là đối với Mỹ.

Quan chức ngoại giao Dammu Ravi của phái đoàn Ấn Độ đến hội nghị BRICS năm nay tránh đề cập sự vắng mặt của hai thành viên sáng lập khối.

Thay vào đó ông khẳng định chuyến thăm Brazil và tham dự BRICS của Thủ tướng Narendra Modi đại diện cho "sự đoàn kết của Ấn Độ" với khối và là cơ hội để thu hút các nhà lãnh đạo nhóm Nam bán cầu. Ấn Độ sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của các nhà lãnh đạo BRICS.

Nói với báo South China Morning Post, bà Mihaela Papa thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) nhận định Brazil đang cố gắng định vị BRICS "là một nền tảng thực tế, tập trung vào Nam bán cầu cho phát triển bền vững và cải cách thể chế".

Ông Marcos Caramuru, cựu đại sứ Brazil tại Trung Quốc và là cố vấn cấp cao tại Trung tâm Quan hệ quốc tế Brazil, cho biết cả Ấn Độ và Brazil đều có thể giúp lấp đầy khoảng trống do Nga và Trung Quốc để lại bằng cách tập trung vào các vấn đề thực tế.

Ông Caramuru "rất tinh ý" khi phát hiện chủ nhà Brazil nỗ lực tập trung vào các lĩnh vực mà các thành viên "không thể bất đồng quan điểm", chẳng hạn như y tế, khí hậu và đói nghèo.

Khí hậu và đầu tư

Tại thượng đỉnh BRICS năm nay chương trình nghị sự về khí hậu sẽ đặc biệt được nước chủ nhà quan tâm, bởi Brazil sẽ chủ trì hội nghị COP30 trong năm 2025.

Tiến sĩ Georgy Toloraya, thành viên Hội đồng nghiên cứu về BRICS của Nga, nhận định có khả năng hội nghị năm nay sẽ thúc đẩy "đa cực khí hậu" - tức là các chính sách khác nhau do các quốc gia khác nhau theo đuổi.

Một lập trường chung cũng có thể được xây dựng liên quan tăng hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, tạo ra một quỹ mới thông qua Ngân hàng Phát triển mới (NDB) của BRICS.

Theo các nguồn tin của Reuters, BRICS đang chuẩn bị công bố một cơ chế bảo lãnh mới do NDB hỗ trợ mang tên Cơ chế bảo lãnh đa phương BRICS (BMG) để giảm chi phí tài chính và thúc đẩy đầu tư.

Sáng kiến này được mô phỏng theo Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) của Ngân hàng Thế giới, nhằm giải quyết các thay đổi về đầu tư toàn cầu trong bối cảnh bất ổn xung quanh chính sách kinh tế của Mỹ.

Các quan chức Brazil coi quỹ này là trọng tâm của chương trình nghị sự tài chính của Brazil trong nhiệm kỳ chủ tịch BRICS năm nay.

Sáng kiến này sẽ không yêu cầu thêm vốn từ các quốc gia thành viên ở giai đoạn này. Thay vào đó, BMG nhằm mục đích chuyển hướng các nguồn lực hiện có của NDB cho các dự án ở các quốc gia đang phát triển.

Không có giá trị tài trợ ban đầu nào được tiết lộ nhưng các quan chức tham gia các cuộc đàm phán kỳ vọng mỗi USD bảo lãnh do NDB cung cấp sẽ huy động được từ 5 - 10 USD vốn tư nhân cho các dự án được phê duyệt trước.

"Đây là một công cụ bảo lãnh có ý nghĩa chính trị. Nó gửi đi thông điệp rằng BRICS vẫn tồn tại, đang tìm kiếm các giải pháp, củng cố NDB và đáp ứng các nhu cầu toàn cầu ngày nay", một nguồn tin cho biết.

Các công tác chuẩn bị kỹ thuật để thành lập quỹ dự kiến kết thúc cuối năm nay, mở đường cho các dự án thí điểm nhận được bảo lãnh vào năm 2026.

Về thương mại, vốn là chủ đề nhận được nhiều quan tâm của nhiều nước trước các chính sách thuế quan của Mỹ, BRICS dự kiến tìm cách khẳng định khối này là "nhà vô địch của chủ nghĩa đa phương thương mại".

Nhà nghiên cứu Sarang Shidore (Mỹ) nhận định nhiều khả năng ngôn ngữ của tuyên bố chung tại BRICS năm nay sẽ mạnh mẽ hơn năm ngoái khi nhắc đến thương mại đa phương, song sẽ tránh trực tiếp đề cập đến Mỹ.

Các quốc gia BRICS, theo ông Shidore, đều không đồng tình với nhận định rằng việc tìm kiếm các giải pháp thay thế đồng nghĩa với việc phải phi USD hóa.

Với bà Papa, thách thức hiện nay của BRICS là cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nội bộ khối, đẩy nhanh quá trình phát triển các nền tảng thương mại và phối hợp tốt hơn các chính sách thương mại thông qua Tổ chức Thương mại thế giới.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn