Nhà văn mang nửa dòng máu Việt

TPO - Những ngày văn học châu Âu trở lại với độc giả yêu văn chương tại Hà Nội từ 8-12/5. Chương trình xoay quanh chủ đề văn học di dân, đặc biệt là khám phá những sáng tác của các nhà văn châu Âu gốc Việt.
Sự kiện thường niên Những ngày văn học châu Âu trở lại với độc giả yêu văn chương tại Hà Nội từ 8-12/5. Chuỗi chương trình tập trung xung quanh chủ đề văn học di dân, đặc biệt là khám phá những sáng tác của các nhà văn châu Âu gốc Việt với nhiều sự kiện hấp dẫn.
Chương trình có sự tham gia của các nhà văn hải ngoại được mời bởi Viện văn hóa, Đại sứ quán các nước Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Cộng hòa Czech và Ý.
![]() |
Chủ đề văn học di dân mở ra các cuộc đối thoại sâu sắc về căn tính, ký ức, và sự sáng tạo trong bối cảnh đa văn hóa. |
Văn học di dân nói chung và văn chương của những nhà văn châu Âu gốc Việt đang ngày càng được chú ý nhiều hơn. Không chỉ đem đến tự sự và góc nhìn mới, những nhà văn di dân gốc Việt còn góp phần mở rộng phạm vi của văn chương.
Văn chương không chỉ là tiểu thuyết và thơ ca, mà thông qua những thực hành của họ, ta còn thấy cả điểm giao với sân khấu, trình diễn, điện ảnh, podcast...
Ông Oliver Brandt - Giám đốc Viện Goethe Hà Nội (đơn vị đồng tổ chức) - nhận định chủ đề văn học di dân mở ra các cuộc đối thoại sâu sắc về căn tính, ký ức và sự sáng tạo trong bối cảnh đa văn hóa. "Chương trình tôn vinh sự sáng tạo và đa dạng của các tác giả này nói riêng, cũng như giữa Việt Nam và nhiều quốc gia khác nói chung", Oliver Brandt nói.
![]() |
Nhà văn Vanessa Vũ chia sẻ về Những ngày văn học châu Âu. |
Những nhà văn gốc Việt như Cecile Pin, Khuê Phạm, Vanessa Vũ, Anna Mọi, Maik Cây... sẽ góp mặt trong các buổi tọa đàm chia sẻ hành trình sáng tác, phản ánh trăn trở hiện sinh của người viết giữa hai bối cảnh văn hóa.
Nhà văn Pháp gốc Việt Anna Moi (Trần Thiên Nga) chia sẻ câu chuyện trăn trở tuổi trưởng thành của một thiếu nữ sinh ra tại Sài Gòn trước 1975. Nghiêm Quỳnh Trang - nhà sản xuất phim Culi không bao giờ khóc cũng nói về trải nghiệm của một phụ nữ từng lao động xa xứ tại Đức.