Nhảy đến nội dung
 

Người Nhật Bản 'Tây hóa' bữa ăn giữa khủng hoảng gạo

Mainichi hôm nay dẫn kết quả khảo sát tháng 4 của công ty nghiên cứu Lifescape Marketing ở Tokyo, xem xét những thay đổi trong thực đơn ba tháng đầu năm của các hộ gia đình ở thủ đô giữa bão giá gạo.

Trong số 214 hộ được khảo sát, gần 60% hộ cho biết đã giảm mức tiêu thụ gạo khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhưng các lựa chọn tinh bột thay thế như mì, bánh mì không tăng mạnh. Sữa chua mới là mặt hàng chứng kiến mức tiêu thụ tăng đáng kể nhất trong số các hộ giảm cơm hơn 10%. Lượng tiêu thụ cao hơn 2,7% so với năm trước.

Nếu chỉ tính bữa sáng, sữa chua xuất hiện trên bàn ăn của người Tokyo nhiều hơn 4,9%, vượt xa các mặt hàng khác như súp potage, sandwich.

Ngược lại, các món thường thấy trong bữa sáng của người Nhật đồng loạt giảm. Cơm giảm 5,1%; cơm nắm giảm 4%; súp miso giảm 3,3%; đậu lên men natto giảm 1,3%. Mainichi mô tả đây là xu hướng "Tây hóa" bữa ăn khi lượng tiêu thụ gạo giảm.

Akiko Furutani, phó giáo sư dinh dưỡng ở Đại học Aikoku Gakuen, Tokyo, giải thích nguyên nhân lượng tiêu thụ bánh mì không tăng mạnh, còn sữa chua được ưa chuộng là do người dân chuyển sang chế độ ăn không gluten.

"Xu hướng gần đây là hạn chế tinh bột, tăng đạm. Sữa chua được chọn là nguồn đạm dễ tiếp cận", phó giáo sư giải thích. "Ngoài yếu tố giá gạo cao, việc người Tokyo chuộng sữa chua, ngũ cốc ăn liền thay cho cơm, súp miso trong bữa sáng cho thấy nhiều người chú trọng bữa ăn nhanh gọn".

Meiji, công ty sữa đầu ngành của Nhật Bản, báo cáo doanh số dòng sản phẩm sữa chua hàng đầu đang tăng đều 10% mỗi tháng. Các công ty sữa chua khác cũng ghi nhận kết quả tương tự.

"Điều này có thể là do mọi người tìm cách thỏa mãn sau bữa ăn bằng sữa chua khi phải giảm ăn cơm, kết hợp cùng xu hướng Tây hóa trong thói quen ăn uống", đại diện hãng sữa Morinaga Milk nhận định.

Phó giáo sư Furutani khuyến cáo chỉ ăn sữa chua vào bữa sáng là không đủ để cung cấp chất bột đường. "Có thể thay thế cơm bằng các loại ngũ cốc, sản phẩm lúa mạch, thậm chí mì ống. Hãy hướng đến một chế độ ăn uống cân bằng", bà nói.

Đức Trung (Theo Mainichi, Asahi, Japan Times)

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn