Nhảy đến nội dung

Người khởi xướng nhiều mô hình thanh niên hiệu quả

Chị Lữ Anh Đào, Bí thư Xã đoàn Phú Hưng (TP.Bến Tre) đã cùng với đoàn viên, thanh niên trong xã khởi xướng nhiều mô hình thanh niên hiệu quả.

Đơn cử như mô hình "Mừng cưới không dùng tiền mặt". Quá trình chuyển đổi số diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó, thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở thành thói quen của nhiều người, nhất là đối với các bạn trẻ bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Một số sáng kiến thúc đẩy các giao dịch trực tuyến cũng đang được các tổ chức Đoàn thanh niên vận dụng trong đoàn viên, thanh niên, điển hình như "mừng cưới không dùng tiền mặt" ở Xã đoàn Phú Hưng, TP.Bến Tre.

Chị Lữ Anh Đào, Bí thư Xã đoàn Phú Hưng, TP.Bến Tre, cho biết nhận thấy hiện nay, hầu như các bạn trẻ đều có tài khoản ngân hàng và thực hiện các giao dịch trực tuyến nên xã Đoàn đã triển khai giải pháp "mừng cưới không dùng tiền mặt". Từ tháng 10.2022 đến nay, mô hình thực hiện được 3 lần đối với các đám cưới của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn xã Phú Hưng. Bước đầu hoạt động đem lại niềm vui, sự mới mẻ cho các bạn tham gia thực hiện. Thông qua cách làm trên, các bạn đoàn viên thấy được sự tiện lợi của thanh toán trực tuyến và dần nâng cao ý thức về một cuộc sống số.

Thời gian qua, cùng với các đơn vị Đoàn cơ sở trên địa bàn TP.Bến Tre, Đoàn thanh niên xã Phú Hưng đã tích cực tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên, thanh niên, học sinh và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số, nhất là về sử dụng dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt.

Chị Lữ Anh Đào cho biết: "Trong thời gian tới, Xã đoàn Phú Hưng sẽ tiếp tục thực hiện các mô hình được đánh giá bước đầu có hiệu quả đã thực hiện trong thời gian qua như chạy xe đạp kèm loa lưu động, phát tờ rơi, tổ chức hội thi tìm hiểu chuyển đổi số, đến trực tiếp nhà hộ dân tại tổ nhân dân tự quản để hướng dẫn tạo tài khoản dịch vụ công, hỗ trợ tạo mã QR thanh toán cho tiểu thương, phát động mừng tiệc online… nhằm tiếp tục tuyên truyền sâu rộng nội dung chuyển đổi số đến cộng đồng".

Một mô hình hiệu quả nữa cũng đáng được kể đến là mô hình câu lạc bộ "Sửa điện giúp dân" do Xã đoàn Phú Hưng, TP.Bến Tre quản lý đã duy trì hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong công tác xã hội tại địa phương. Xã đoàn phối hợp với các đơn vị liên quan cũng như vận động kinh phí xã hội hóa nhằm tổ chức triển khai hoạt động hỗ trợ kiểm tra và khắc phục về điện sinh hoạt của người dân.

Trước đây, câu lạc bộ "Sửa điện giúp dân" đã được thành lập nhưng hoạt động không hiệu quả. Đến năm 2022, Xã đoàn Phú Hưng quyết định tái khởi động lại câu lạc bộ với mong muốn duy trì tốt hoạt động và hiệu quả thiết thực trong cuộc sống. Khi mới thành lập, câu lạc bộ chỉ có 2 thành viên (chủ nhiệm và phó chủ nhiệm) có trình độ chuyên môn về kỹ thuật điện duy trì hoạt động trên tinh thần tự nguyện vì cộng đồng. Đến nay, câu lạc bộ có 8 thành viên là đoàn viên, thanh niên có trình độ chuyên môn về điện (lực lượng nòng cốt) và đoàn viên, thanh niên nhiệt huyết, đầy trách nhiệm ở địa phương mà không chuyên về điện cùng tham gia trên tinh thần tình nguyện vì lợi ích cộng đồng, giúp đỡ người dân địa phương.

Bí thư Xã đoàn Phú Hưng Lữ Anh Đào cho biết hoạt động này mang ý nghĩa giúp đỡ những hộ nghèo, hộ khó khăn hay người già neo đơn ở địa phương trong điều kiện sống an toàn và thân thiện với điện sinh hoạt. Trên tinh thần tình nguyện vì cộng đồng, câu lạc bộ đã nhiệt tình tham gia hoạt động gắn liền với công tác xã hội và góp phần tích cực cùng địa phương trong lộ trình xây dựng đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Người dân rất hài lòng với sự hỗ trợ và giúp đỡ của câu lạc bộ. Tạo lập, duy trì hoạt động của câu lạc bộ là một bước tiến đáng ghi nhận ở địa phương.

Hay mô hình "Cùng em trưởng thành", chị Đào cho biết trung bình mỗi tháng, Xã đoàn Phú Hưng lựa chọn thời gian rảnh việc học của các học sinh ở Trường THCS Phú Hưng và THPT Võ Trường Toản tổ chức buổi sinh hoạt định kỳ mô hình này tại Nhà Văn hóa ấp Phú Hữu. Dẫu có phần vất vả nhưng các bạn học sinh tham gia rất nhiệt tình đã tạo niềm vui, động lực cho bản thân. Qua những trò chơi được tổ chức, các bạn tiếp thu và thực hiện rất tốt, tạo sinh khí vui vẻ và gắn kết trong tập thể. Không bài bản hay giáo trình, mỗi học sinh sẽ có cách tiếp nhận và truyền tải thông tin khác nhau. Chung quy là các bạn học sinh sẽ vượt qua mọi vấp ngã hay sợ hãi không đáng có khi gặp phải trong nền nếp sinh hoạt tập thể cộng đồng.

Cũng theo chị Đào, sau những buổi sinh hoạt cũng như tham gia hoạt động của mô hình, xã Đoàn mong muốn sẽ trang bị cho các em những kỹ năng sống tốt và trưởng thành hơn trong tương lai. Ngoài ra, mô hình còn là điểm tựa vững chắc để địa phương ươm mầm nguồn cán bộ trẻ bản lĩnh và đầy nhiệt huyết tham gia công tác Đoàn, Hội ở địa phương.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn