Nhảy đến nội dung
 

Ngày chủ nhật gây sốc của ông Trump

Tổng thống Trump đã trải qua một ngày cuối tuần khiến dư luận dậy sóng khi đưa ra một loạt phát biểu gây sốc liên quan đến nhập cư, biên giới, hiến pháp và thuế phim.

Ngày 4/5 (giờ miền Đông) đánh dấu chuỗi phát ngôn công khai dồn dập của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trải dài từ vấn đề hiến pháp, nhập cư, đối ngoại cho đến chính sách thuế.

Các tuyên bố gây sốc được đưa ra không chỉ trong chương trình truyền hình quốc gia mà còn tại buổi họp báo trên chuyên cơ Không lực Một và qua mạng xã hội cá nhân.

Né tránh cam kết bảo vệ Hiến pháp

Trong cuộc trò chuyện phát sóng trên chương trình "Gặp gỡ truyền thông" của NBC hôm 4/5 (giờ địa phương), Tổng thống Trump đã gây tranh cãi khi né tránh câu hỏi về việc liệu mọi người trên đất Mỹ, kể cả người không có quốc tịch, có được bảo đảm quyền xét xử công bằng theo Tu chính án thứ 5 của Hiến pháp Mỹ hay không.

Khi được phóng viên Kristen Welker hỏi về phát biểu của Ngoại trưởng Marco Rubio rằng mọi người tại Mỹ đều có quyền được xét xử, ông Trump đáp: “Tôi không biết. Tôi không phải là luật sư. Tôi không biết”.

Dù được nhắc rằng Tu chính án thứ 5 bảo đảm quyền xét xử công bằng, ông Trump tiếp tục nói: “Tôi không biết. Có thể là như vậy, nhưng nếu vậy thì chúng ta sẽ phải tổ chức hàng triệu phiên tòa”. Ông lập luận rằng việc này sẽ khiến chương trình trục xuất của ông trở nên không khả thi.

Khi được hỏi liệu ông có nghĩa vụ phải bảo vệ Hiến pháp với tư cách là tổng thống hay không, ông Trump một lần nữa đáp: “Tôi không biết”, và nói rằng bản thân sẽ tham khảo ý kiến các “luật sư giỏi”.

Donald Trump phat ngon anh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện trong buổi phỏng vấn "Gặp gỡ truyền thông" của NBC hôm 4/5 (giờ địa phương). Ảnh: NBC.

Những phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh chính quyền ông Trump đang đối mặt với nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc phớt lờ quyền pháp lý của người di cư, theo New York Times.

Một vụ việc điển hình là trường hợp Kilmar Armando Abrego Garcia, người bị trục xuất một cách không hợp lệ và bị đưa vào nhà tù dành cho khủng bố tại El Salvador, bất chấp phán quyết của Tòa án Tối cao yêu cầu đưa ông trở lại.

Ngoài vấn đề pháp lý, ông Trump cũng đề cập đến khả năng tranh cử nhiệm kỳ ba, điều vi hiến theo luật hiện hành. Khi được hỏi về khả năng tái tranh cử tổng thống, ông Trump phủ nhận ý định này nhưng không bác bỏ việc cửa hàng của mình đang bán mũ in khẩu hiệu “Trump 2028”.

“Nhiều người đang bán mũ 2028, nhưng đó không phải điều tôi hướng đến”, ông nói.

Mexico, Canada và Greenland

Cũng trong ngày 4/5 (giờ miền Đông), phát biểu với các phóng viên trên Không lực Một, Tổng thống Trump xác nhận việc ông từng đề xuất với người đồng cấp Mexico Claudia Sheinbaum về việc triển khai binh sĩ Mỹ vào Mexico để đối phó với các băng đảng ma túy.

“Tôi đã nói với bà ấy (Sheinbaum) rằng tôi sẽ rất vinh dự nếu được vào Mexico để giúp dẹp loạn. Các băng đảng đang cố hủy hoại đất nước chúng ta. Chúng là ác quỷ”, Wall Street Journal dẫn lời ông Trump.

Tuy nhiên, Tổng thống Sheinbaum đã bác bỏ đề xuất này: “Chúng ta có thể hợp tác nhưng với điều kiện ai ở yên trong lãnh thổ của người ấy".

Ông Trump cho biết bản thân đưa ra đề xuất nói trên vì lo ngại trước tình trạng các băng đảng ma túy “giết người không gớm tay” và “kiếm lợi khổng lồ từ việc buôn bán ma túy, hủy hoại người Mỹ”.

Mặc dù từng có mối quan hệ làm việc tương đối suôn sẻ với bà Sheinbaum, ông Trump vẫn chỉ trích nhà lãnh đạo Mexico, cho rằng “bà ấy quá sợ băng đảng đến mức không thể suy nghĩ tỉnh táo”, theo Wall Street Journal.

Donald Trump phat ngon anh 2

Tổng thống Trump phát biểu trước báo giới trên Không lực Một. Ảnh: New York Times.

Cũng liên quan đến vấn đề đối ngoại, Tổng thống Trump cùng ngày 4/5 khiến truyền thông dậy sóng khi không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực nhằm sáp nhập Canada và Greenland vào lãnh thổ Mỹ, theo New York Times.

Trong khuôn khổ cuộc phỏng vấn với NBC, khi được đặt vấn đề về mong muốn sử dụng vũ lực để sáp nhập Canada và Greenland, người đứng đầu Nhà Trắng cho biết: "Tôi không nói rằng chúng ta sẽ không làm điều đó nhưng tôi cũng không loại trừ điều gì cả. Chúng ta rất cần Greenland để đảm bảo an ninh quốc tế".

Greenland tiếp tục là đối tượng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của ông Trump. Từ sau cuộc bầu cử tháng 11, ông đã nhiều lần khẳng định "người Mỹ cần Greenland, chúng ta phải có Greenland". Hồi tháng 3, phó Tổng thống JD Vance đã dẫn đầu phái đoàn đến thăm một căn cứ Lực lượng Không gian Mỹ tại đảo này.

Đối với Canada, ông Trump tuyên bố khả năng tấn công là "rất khó xảy ra", song không giấu giếm mong muốn đưa quốc gia láng giềng này trở thành bang thứ 51 của Mỹ.

“Tôi luôn sẵn sàng bàn về điều đó”. ông Trump nói. “Chúng ta không cần xe hơi của họ, không cần năng lượng của họ. Chúng ta đang trợ cấp cho họ tới 200 tỷ USD mỗi năm”.Tuyên bố của ông Trump về việc Mỹ "trợ cấp" Canada 200 tỷ USD mỗi năm bị xem là thiếu cơ sở, có thể dựa trên thâm hụt thương mại song phương, tuy nhiên ông vẫn thường xuyên nhắc lại con số này trong các phát ngôn công khai, theo Politico.Cựu Thủ tướng Canada Justin Trudeau từng cảnh báo rằng tham vọng của ông Trump là “mối đe dọa có thật”. Trong khi đó, Thủ tướng Mark Carney tuyên bố sau khi thắng cử: “Tổng thống Trump đang cố gắng bẻ gãy chúng ta để nước Mỹ có thể sở hữu Canada. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra”.Ông Trump kết luận bằng nhận định về địa lý: “Tôi là người trong ngành bất động sản. Khi nhìn bản đồ, đường biên giới giữa hai nước chỉ là một đường kẻ thẳng nhân tạo. Nếu thống nhất, đó sẽ là một đất nước tuyệt đẹp”.Thuế "vô tiền khoáng hậu"Bên cạnh các phát biểu trước giới truyền thông, ngày 4/5 cũng chứng kiến tuyên bố gây sốc của ông Trump trên mạng xã hội về ý định áp thuế 100% lên "mọi bộ phim quay ở nước ngoài", cho rằng các sản phẩm này đe dọa ngành điện ảnh trong nước và an ninh quốc gia.Tổng thống Trump cũng cho biết ông đã ủy quyền cho Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer bắt đầu quy trình đánh thuế, theo New York Times.“Đây là một nỗ lực có hệ thống từ các quốc gia khác và do đó là mối đe dọa đến an ninh quốc gia”, ông Trump viết trên mạng xã hội. Để tiết kiệm chi phí và né thuế, nhiều hãng phim lớn của Mỹ trong những năm gần đây đã chuyển một số công đoạn sản xuất ra nước ngoài. Ảnh: New York Times. Tuyên bố của ông Trump khiến giới quan sát đặt câu hỏi về phạm vi áp dụng: liệu thuế sẽ áp dụng cho mọi phim nói tiếng nước ngoài, các tác phẩm phát trực tuyến, hay chỉ các phim nhận ưu đãi thuế từ quốc gia khác. Đến nay, Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPA) vẫn chưa đưa ra bình luận về sự vụ.Trong những năm gần đây, các hãng phim lớn như Disney, Warner Bros., Netflix hay Amazon thường chọn quay phim tại Canada, Anh, Australia hay Hungary để hưởng ưu đãi thuế và tiết kiệm chi phí nhân công. Dù vậy, phần lớn khâu tiền kỳ và hậu kỳ vẫn được thực hiện tại Mỹ.Việc này đã khiến hàng nghìn việc làm trong ngành điện ảnh tại Mỹ bị ảnh hưởng. Theo Liên minh Kỹ thuật viên Sân khấu Quốc tế, khoảng 18.000 việc làm toàn thời gian đã biến mất trong 3 năm qua, chủ yếu tại bang California. “Chúng ta đang để California trở thành Detroit thứ hai”, ông Michael F. Miller Jr., phó chủ tịch của liên minh, cảnh báo.Để đối phó, Thống đốc Gavin Newsom đã tăng gấp đôi quỹ ưu đãi thuế cho ngành điện ảnh, đồng thời thúc đẩy các dự luật nhằm giữ chân các hãng phim trong bang.Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước MỹMục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.