Nhảy đến nội dung
 

Ngành điện tử Việt Nam cần thoát khỏi vai trò 'lắp ráp'

Khi chi phí sản xuất bị đẩy lên bởi rủi ro thuế quan toàn cầu, doanh nghiệp điện tử Việt Nam buộc phải tái cơ cấu, nâng chuỗi giá trị và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương cho biết các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang đối mặt với áp lực chi phí ngày càng lớn. Ảnh: RX Tradex.

Tại Diễn đàn Công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), nhấn mạnh vai trò then chốt của thị trường Mỹ đối với ngành điện tử Việt Nam.

Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 29% tổng kim ngạch. Riêng năm 2024, xuất khẩu máy móc và thiết bị điện tử, thu âm sang Mỹ đạt 41,7 tỷ USD, tương đương 34,9% tổng xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, trong bối cảnh rủi ro về thuế quan toàn cầu gia tăng, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đối mặt với áp lực chi phí ngày càng lớn. Việc tăng thuế sẽ kéo theo giá nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sức cạnh tranh. Để ứng phó hiệu quả, bà Hương cho rằng doanh nghiệp cần chủ động đàm phán với các đối tác logistics nhằm tìm kiếm phương án vận chuyển tiết kiệm như tận dụng cảng trung chuyển có chi phí thấp. Đồng thời, cần chuẩn bị kịch bản tài chính linh hoạt, bao gồm lập quỹ dự phòng, tính toán tác động chi phí từ các kịch bản thuế khác nhau và tìm kiếm nguồn vốn ưu đãi. Doanh nghiệp cũng cần tăng cường kết nối với Bộ Công Thương và các hiệp hội ngành hàng để kịp thời cập nhật chính sách, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại. Song song đó là chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng 17 FTA mà Việt Nam đã ký kết, mở rộng sang các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi. Về lâu dài, các doanh nghiệp cần tái cơ cấu sản xuất và đầu tư vào công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu thân thiện môi trường để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường phát triển. Đây cũng là con đường để nâng cao giá trị gia tăng và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững. Ông Trần Hồng Quân, Giám đốc Thương mại RX Tradex Việt Nam, cho rằng Việt Nam đang từng bước chuyển mình từ “công xưởng gia công” sang trung tâm công nghệ cao trong khu vực. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu điện tử đạt 134,5 tỷ USD và được kỳ vọng tiếp tục tăng mạnh trong năm 2025. Sự hiện diện ngày càng rõ nét của các trung tâm R&D như Qualcomm, NVIDIA cùng chiến lược phát triển ngành bán dẫn đến 2030 là những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, đằng sau các con số ấn tượng là thực tế đáng lo khi 100% kim ngạch xuất khẩu điện thoại đến từ khối FDI nhưng 80% linh kiện vẫn phải nhập khẩu, hơn 90% nhà cung ứng cấp 1 là doanh nghiệp nước ngoài. Năng lực R&D trong nước còn yếu và Việt Nam vẫn chủ yếu đóng vai trò lắp ráp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ông Quân cho rằng đây là thời điểm bản lề để Việt Nam chuyển đổi, từ một trung tâm lắp ráp thành một quốc gia sản xuất có chiều sâu và giá trị gia tăng cao hơn. Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn