Nhảy đến nội dung
 

Nga triển khai tên lửa bí mật ở Ukraine

(Dân trí) - Nga lần đầu tiên triển khai tên lửa không đối không K-77M hiện đại tại Ukraine, đe dọa nghiêm trọng phòng không Kiev.

Trang Defense News cuối tuần qua dẫn các nguồn tin thân cận với quân đội Ukraine cho biết, các tiêm kích Nga đã bắt đầu sử dụng tên lửa không đối không tầm xa K-77M (hay còn gọi là Izdelie 180 hoặc R-77M) để không kích Ukraine.

K-77M là biến thể hiện đại hóa của dòng tên lửa R-77 thời Liên Xô, được thiết kế để trang bị cho các chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nga như Su-35 và tiêm kích tàng hình Su-57.

Theo kênh Telegram Polkovnyk GSh, tên lửa mới sở hữu động cơ hai chế độ, cánh đuôi cố định mới và đầu tự dẫn radar chủ động cải tiến.

Hình ảnh các mảnh vỡ của tên lửa được tìm thấy trên lãnh thổ Ukraine được cho là bằng chứng xác nhận việc Nga đưa loại vũ khí này vào sử dụng thực tế.

K-77M là hậu duệ trực tiếp của R-77, loại tên lửa được Liên Xô phát triển từ thập niên 1980 nhằm đối trọng với AIM-120 AMRAAM của Mỹ.

R-77 từng gây tiếng vang nhờ việc sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động, một bước tiến lớn thời điểm đó. Tuy nhiên, phiên bản đầu gặp nhiều hạn chế như thiết kế cánh dạng lưới tạo lực cản lớn, dễ bị phát hiện và triển khai không ổn định.

Tới đầu những năm 2010, Nga giới thiệu R-77-1, bản cải tiến với đầu dò tốt hơn và hình dạng khí động học tinh gọn. Tuy nhiên, phải đến giữa thập niên 2010, phiên bản K-77M mới thực sự là một cuộc cách mạng: loại bỏ cánh lưới, tích hợp động cơ nhiên liệu rắn hai chế độ giúp tăng tầm bắn lên khoảng 190km, đặc biệt hiệu quả với mục tiêu ở độ cao lớn.

Quan trọng hơn, K-77M sử dụng đầu dò 9B-1103M-200PA tích hợp 3 chế độ (chủ động, bán chủ động và thụ động), cho phép kháng nhiễu tốt hơn trước các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại.

Theo Defense News, việc Nga triển khai K-77M sẽ gia tăng đáng kể mối đe dọa đối với các máy bay Ukraine hoạt động gần tiền tuyến, đặc biệt khi kết hợp cùng chiến thuật tuần tiễu tầm cao và phóng tên lửa ngoài tầm với radar phòng không.

Trước đây, mối đe dọa chủ yếu đến từ tên lửa R-37 vốn có tầm bắn lớn nhưng kém linh hoạt hơn. Nay, K-77M với độ cơ động cao và đầu dò thông minh hơn khiến phi công Ukraine đối mặt nguy cơ bị hạ từ cự ly xa mà không kịp phản ứng.

Ngoài ra, sự xuất hiện của đầu dò hiện đại này cũng buộc Kiev phải xem xét nâng cấp các hệ thống tác chiến điện tử (EW), nhằm tăng khả năng gây nhiễu hoặc đánh lừa tên lửa dẫn đường radar.

Dù các nguồn Nga khẳng định K-77M có thể được mang trong khoang vũ khí bên trong Su-57 để duy trì khả năng tàng hình, thì ảnh chụp công khai duy nhất cho thấy nó được treo dưới cánh máy bay. Tuy vậy, việc tương thích với cả Su-57 và Su-35 khiến loại tên lửa này linh hoạt trong triển khai.

Trước đó, tình báo Mỹ từng tiết lộ Nga đang phát triển một loại tên lửa không đối không có đầu đạn hạt nhân dành cho dòng tiêm kích MiG và Su.

Dù Liên Xô từng sở hữu các tên lửa kiểu này trong thời Chiến tranh Lạnh, nhưng sự tồn tại của chúng trong biên chế hiện nay của Không quân Vũ trụ Nga vẫn còn nhiều tranh cãi, cho tới khi có những thông tin xác thực gần đây.

Sự kết hợp giữa vũ khí thế hệ mới và những khái niệm cũ như tên lửa hạt nhân không đối không cho thấy Nga đang mở rộng kho vũ khí chiến lược, đồng thời tạo ra những thách thức phức tạp hơn cho lực lượng phòng không Ukraine trong giai đoạn tới.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn