Nhảy đến nội dung

Mỹ vừa chi gần 3 tỷ USD mua một mặt hàng của Việt Nam: Nước ta xuất khẩu của thế giới đứng thứ 2 thế giới, hơn 150 quốc gia đặt gạch mua hàng

Xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đã thu về gần 3 tỷ USD trong quý 1 với Mỹ là khách hàng lâu năm của Việt Nam ở mặt hàng này.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 4 đã thu về 2,2 tỷ USD, tăng mạnh 16,9% so với tháng trước. Lũy kế trong 4 tháng đầu năm mặt hàng này đã thu về hơn 7,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xét về thị trường, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này với hơn 2,8 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ 2 trong số các thị trường là Hà Lan với kim ngạch đạt hơn 590 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc đứng thứ 3 với kim ngạch đạt hơn 495 triệu USD, tuy nhiên giảm 12% so với quý 1/2024.

Năm 2024, ngành da giày Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn như áp lực giảm giá, yêu cầu chất lượng ngày càng cao, các tiêu chí bền vững, chi phí đầu vào tăng và thiếu hụt lao động. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực không ngừng, các doanh nghiệp trong ngành đã vượt qua mọi khó khăn và đạt được những thành tựu đáng kể. 

Theo Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 27,04 tỷ USD, tăng 11,45% so với năm trước đó. Hiện Việt Nam đang xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép với lượng xuất khẩu ước tính chiếm 10% của thế giới và có mặt ở 150 thị trường như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh…Việt Nam có khoảng hơn 1.000 nhà máy sản xuất giày và tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,5 triệu nhân công, đóng góp khoảng 8% GDP của cả nước.

Ngành xuất khẩu da giày Việt Nam năm 2025 được dự báo tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng, với mục tiêu đạt kim ngạch khoảng 29 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2024 (26-27 tỷ USD). Là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản xuất (1,4 tỷ đôi/năm) và thứ 2 về xuất khẩu giày dép, Việt Nam đang tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, CPTPP, và UKVFTA, giúp gia tăng xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như Mỹ (36,5%), EU (26%), và Trung Quốc (9%). Năm 2024, ngành đã mở rộng sang Nam Mỹ và Trung Đông, đặc biệt với giày thể thao – mặt hàng chủ lực, hứa hẹn tiếp tục là động lực tăng trưởng trong 2025.

Tuy nhiên, ngành đối mặt với nhiều thách thức. Yêu cầu khắt khe về sản xuất xanh, tiêu chuẩn bền vững từ EU (thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng) đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư mạnh vào công nghệ và minh bạch hóa quy trình. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc khiến giá thành cao, giảm sức cạnh tranh. Ngoài ra, chi phí logistics tăng, thiếu hụt lao động, và công nghệ sản xuất chưa đồng bộ cũng là rào cản.

Để đạt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD vào năm 2025, các doanh nghiệp trong ngành cần chủ động thích ứng và đổi mới như sau:

Ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Chuyển đổi xanh trong sản xuất, áp dụng năng lượng sạch và vật liệu thân thiện môi trường để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Tận dụng tối đa ưu đãi từ các FTA, mở rộng thị trường và tìm kiếm thêm đối tác chiến lược.

Nâng cao giá trị thương hiệu Việt trên thị trường toàn cầu, gia tăng tính nhận diện và sức hút của sản phẩm da giày Việt Nam.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn