Nhảy đến nội dung

Mưa sao băng Eta Aquariid đạt đỉnh điểm

TPO - Mưa sao băng Eta Aquariid đã đạt đến đỉnh điểm và bạn sẽ phải dậy sớm để xem màn trình diễn thiên thể này. Tuy nhiên, đây là trận mưa sao băng cuối cùng cho đến cuối tháng 7 mới được gặp lại và được coi là một trong những trận mưa sao băng thường niên đẹp nhất ở Nam bán cầu, theo NASA.

TPO - Mưa sao băng Eta Aquariid đã đạt đến đỉnh điểm và bạn sẽ phải dậy sớm để xem màn trình diễn thiên thể này. Tuy nhiên, đây là trận mưa sao băng cuối cùng cho đến cuối tháng 7 mới được gặp lại và được coi là một trong những trận mưa sao băng thường niên đẹp nhất ở Nam bán cầu, theo NASA.
Mưa sao băng Eta Aquariid đạt đỉnh điểm ảnh 1

Mưa sao băng Eta Aquariid xuất hiện trên bầu trời đêm ở Kandalama, Sri Lanka ngày 5/5. (Ảnh: Thilina Kaluthotage/NurPhoto)

Các chuyên gia có ý kiến khác nhau về thời điểm chính xác của trận mưa sao băng này. Nhưng họ đồng ý rằng thời điểm tốt nhất để xem là vào sáng sớm trước bình minh. Theo EarthSky và Hiệp hội thiên thạch Hoa Kỳ, sao băng có thể nhìn thấy vào sáng Chủ Nhật và sáng Thứ Hai, và cũng sẽ xuất hiện vào sáng Thứ Ba. Theo NASA, vào thứ Ba, mặt trăng sẽ lặn vào lúc 3 giờ sáng ở bất kỳ múi giờ nào, khiến bầu trời tối để quan sát tốt nhất.

Những người quan sát bầu trời ở Bắc bán cầu có thể mong đợi nhìn thấy khoảng 10 đến 20 sao băng mỗi giờ từ 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng, các chuyên gia tại Hiệp hội thiên thạch Hoa Kỳ cho biết. Nhưng những người quan sát bầu trời ở nửa phía nam của nước Mỹ và Nam bán cầu có thể nhìn thấy nhiều hơn nữa.

Theo Hiệp hội thiên thạch Hoa Kỳ, mưa sao băng Eta Aquariid tạo ra những sao băng di chuyển nhanh với những vệt sáng liên tục, có thể nhìn thấy được phía sau chúng, có thể tồn tại trong vài giây sau khi sao băng lướt qua, nhưng ít có quả cầu lửa sáng.

Tháng 10 lại có mưa sao băng

Nguồn gốc của trận mưa sao băng Eta Aquariid là sao chổi Halley. Trái đất đi qua quỹ đạo của sao chổi vào mỗi mùa xuân giữa tháng 4 và tháng 5, khiến các hạt đá và bụi nhỏ do sao chổi thải ra va vào bầu khí quyển của hành tinh chúng ta và tạo ra màn trình diễn sao băng rực rỡ. Nó xảy ra một lần nữa vào tháng 10, dẫn đến trận mưa sao băng Orionid.

Sao chổi Halley lần cuối cùng được nhìn thấy lướt qua bầu trời đêm của Trái Đất là vào năm 1986, và nó sẽ xuất hiện trở lại vào năm 2061 khi di chuyển theo quỹ đạo 76 năm quanh mặt trời.

Các sao băng này dường như xuất phát từ phía đông bắc của chòm sao Bảo Bình, điều này góp phần tạo nên tên gọi của trận mưa sao băng này.

Trong khi các thiên thạch có vẻ như xuất phát từ ngôi sao mờ Eta Aquarii, thì nó cách xa 170 năm ánh sáng. Theo EarthSky, các thiên thạch thực sự bốc cháy chỉ cách bề mặt Trái đất 100 km.

Nếu bạn sống ở khu vực thành thị và muốn ngắm Eta Aquariids, bạn có thể lái xe đến một nơi không có nhiều ánh đèn thành phố cản trở tầm nhìn của bạn. Bầu trời càng tối, bạn càng có khả năng nhìn thấy nhiều sao băng hơn.

Tìm một khu vực thoáng đãng với tầm nhìn rộng ra bầu trời. Đảm bảo bạn có ghế hoặc chăn để có thể nhìn thẳng lên. Và cho mắt bạn khoảng 20 đến 30 phút để điều chỉnh với bóng tối ( chú ý không nhìn vào điện thoại) để dễ phát hiện thiên thạch hơn.

Ngày cao điểm của các trận mưa sao băng khác có thể xảy ra trong năm nay, theo Hiệp hội thiên thạch Hoa Kỳ và EarthSky.

• Southern Delta Aquariids: Ngày 29–30/7

• Alpha Capricornids: Ngày 29–30/7

• Perseids: 12–13/8

• Draconids: 8–9/10

• Orionids: Ngày 22–23/10

• Sao Taurid phía Nam: Ngày 3–4/11

• Sao băng Taurid phương Bắc: 8–9/11

• Leonids: 16–17/11

• Geminids: Ngày 12–13/12

• Ursids: Ngày 21–22/12

Hà Thu
Theo CNN