Nhảy đến nội dung
 

'Một lần sinh con, nhiều năm dừng sự nghiệp'

Tôi từng ngồi trò chuyện với một người bạn, chị là nhân viên văn phòng, vừa sinh con đầu lòng được gần một năm. Khi tôi hỏi có dự định sinh thêm bé nữa không, chị lắc đầu nguầy nguậy: "Chắc thôi, một đứa là đủ kiệt sức và kiệt ví lắm rồi".

Nếu là phụ nữ từng mang thai, sinh nở, nghỉ việc, lo cho con nhỏ, chắc sẽ hiểu tâm trạng đó. Tôi từng đọc nhiều bài than thở trên mạng xã hội về chuyện các công ty không thích tuyển lao động nữ sắp lập gia đình vì sợ họ sẽ sinh con. Một số còn chia sẻ có công ty bắt cam kết hai năm đầu tiên làm việc không được sinh con.

Về phía công ty, nhiều người lại cho điều kiện đó cũng có một chút hợp lý. Vì để đào tạo nhân sự thạo việc, khá tốn thời gian. Nếu họ sinh con, phải bàn giao lại công việc...

Cũng có trường hợp cô gái làm sale nói rằng sắp nghỉ thai sản, cô bàn giao khách lại cho đồng nghiệp. Hết thời kỳ thai sản, cô đòi lại khách, thì sếp bảo rằng các khách đã quen làm việc với người mới rồi.

Trong khi đó, một đứa trẻ ra đời không chỉ tiêu tốn hàng chục triệu đồng viện phí, mà kéo theo chi phí nuôi dạy mỗi tháng có thể lên tới vài triệu đồng: sữa, tã, y tế, ăn uống, giữ trẻ.

Những chi phí này, cộng dồn lại, là gánh nặng không nhỏ với những đôi vợ chồng trẻ sống ở thành phố, nhất là khi họ đang phải xoay xở từng đồng cho nhà thuê, tiền ăn, tiền gửi xe, học phí...

Như tôi đã nói ở trên, rất nhiều chị em tâm sự, sinh con xong là tự động "tụt hậu" khỏi guồng quay công việc. Không phải vì họ kém năng lực, mà vì một năm nghỉ thai sản đồng nghĩa với mất cơ hội thăng tiến, mất nhịp phát triển kỹ năng, mất luôn chỗ đứng trong cơ quan nếu không đủ bản lĩnh trụ lại.

Có người bị đẩy khỏi vị trí chỉ vì vắng mặt quá lâu, có người khi quay lại thì công ty đã... không cần nữa. Vậy nên, phụ nữ khi chọn sinh con, thực chất đang đứng trước lựa chọn hy sinh: sự nghiệp, tài chính, cả sức khỏe và cơ hội cá nhân.

Nhưng nghịch lý là, không ít người vẫn xem chuyện này như một phần "thiên chức" phải chấp nhận, trong khi chính xã hội lại đang đối mặt với tình trạng dân số già, tỷ lệ sinh thấp, thiếu hụt lao động trẻ, và gánh nặng an sinh tăng cao.

Khi nhiều phụ nữ không muốn sinh con, hoặc chỉ sinh một con, đó không phải là họ "ích kỷ" hay "sợ khổ", mà bởi vì họ đang bị đặt hết trách nhiệm lên vai cá nhân mà không có đủ hỗ trợ để chia sẻ.

Tất cả những yếu tố kể trên trở thành một bài toán không lời giải đối với phần lớn các gia đình trẻ.

Việc tăng tỷ lệ sinh không thể chỉ dừng ở các khẩu hiệu. Cần những chính sách cụ thể: hỗ trợ chi phí sinh nở, nâng cao phúc lợi cho phụ nữ sau sinh, bảo vệ vị trí nghề nghiệp cho lao động nữ, mở rộng hệ thống trường mầm non công, cải thiện hạ tầng sống cho gia đình trẻ.

Và sâu xa hơn, cần một sự thay đổi trong cách nhìn nhận rằng sinh con không chỉ là chuyện của riêng phụ nữ. Đó là một đóng góp xã hội, và xã hội có trách nhiệm chia sẻ, đồng hành. Chừng nào những hy sinh đó còn bị mặc định là đương nhiên, thì chừng đó, bài toán dân số trẻ vẫn sẽ không có lời giải.

Phúc Lâm

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn