Nhảy đến nội dung
 

Long Thành sẽ là ‘Phố Đông’ mới?

Việc kết nối hạ tầng giao thông Long Thành - TP.HCM sẽ giúp khu vực này vươn mình, trở thành đô thị tầm cỡ quốc tế. Nhận định này vừa được nhiều chuyên gia, lãnh đạo ngành từ trung ương, địa phương và các hiệp hội đưa ra tại một hội thảo về ‘Thúc đẩy kết nối Long Thành - TP.HCM’ vào ngày 27.6 vừa qua.

Long Thành không chỉ là một sân bay

Những đô thị sân bay trên thế giới như Narita ở Nhật Bản, Incheon - Seoul, Schipol -Amtersdam hay Thượng Hải, Bắc Kinh (Trung Quốc) đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển vùng. Long Thành cũng đang được quy hoạch, đầu tư để thành một đô thị hiện đại, tích hợp sân bay quốc tế với các khu đô thị, công nghiệp, logistics, thương mại và dịch vụ xung quanh.

PGS.TS Trần Quang Phú - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cho rằng, nếu biết cách áp dụng quy hoạch hạ tầng tích hợp đa phương thức, ứng dụng công nghệ thông minh và phát triển mô hình đô thị TOD, cùng với TP.HCM, Long Thành cũng có tiềm năng trở thành trung tâm giao thông đa phương thức hàng đầu Đông Nam Á.

Hiện tỉnh Đồng Nai đang quy hoạch thành phố sân bay Long Thành với vùng lõi là khu thương mại tự do rộng hơn 8.000 ha. Ông Huỳnh Tấn Lộc - Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai thông tin thêm: "Long Thành không chỉ là một sân bay, mà là một mô hình đô thị sân bay thế hệ mới - kết hợp giữa công nghệ, sinh thái và toàn cầu hóa - nơi hội tụ tài chính, thương mại, đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á, và là một phần không thể thiếu của cặp đô thị song sinh Long Thành - TP.HCM".

Long Thành sẽ là "Phố Đông" mới?

TS Phạm Văn Đại, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fullbright chia sẻ: TP.HCM hiện nay đã hơn 10 triệu dân, dần cạn kiệt dư địa phát triển trong nội đô và cần một đô thị đủ lớn, đủ cơ chế, đủ liên kết để chia sẻ không gian tăng trưởng. Vì vậy, thay vì phát triển đô thị 2 bờ tả hữu sông Sài Gòn, thì lấy sông Đồng Nai làm trục phát triển vùng. Tương tự như cách Thượng Hải đã dùng sông Hoàng Phố để phát triển Phố Đông đối trọng với Phố Tây, Long Thành sẽ chia sẻ chức năng kinh tế, phát triển song hành cùng TP.HCM, giúp giảm thiểu tình trạng quá tải đô thị, ùn tắc giao thông, và ô nhiễm.

TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện nghiên cứu & phát triển TP.HCM, cũng cho rằng Long Thành không chỉ sở hữu cảng hàng không quy mô lớn nhất cả nước, mà còn hội đủ các điều kiện để trở thành trung tâm hậu cần, công nghiệp và thương mại quốc tế. Khu vực này có quỹ đất phát triển dồi dào, nằm gần cảng Cái Mép - Thị Vải, kết nối với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đặc biệt là các tuyến Vành đai 3 và 4 đang được triển khai mạnh mẽ. Ông Vũ khẳng định mối liên kết chiến lược giữa TP.HCM - Long Thành không chỉ giúp định hình cấu trúc phát triển đa trung tâm mà còn tăng sức cạnh tranh vùng, phù hợp với xu hướng hình thành siêu vùng đô thị đang diễn ra tại nhiều quốc gia châu Á.

Cùng quan điểm, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai khẳng định, Đồng Nai xác định đây là một nhiệm vụ chính trị hết sức to lớn và đã huy động cả một hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Sau khi dự án sân bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế cho khu vực lân cận sân bay như Đồng Nai, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu mà còn cả khu vực Đông Nam bộ và các tỉnh phía Nam. Chúng tôi cũng đã quy hoạch đô thị sân bay và đang kiến nghị Thủ tướng cho phép Đồng nai nghiên cứu thực hiện khu thương mại tự do quanh khu vực này để kết hợp với cảng biển nước sâu Cái Mép tạo thành trục phát triển kinh tế của vùng.

Trong khuôn khổ hội thảo, ông Huỳnh Tấn Lộc cũng mời gọi các nhà đầu tư, chuyên gia, doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước đến Đồng Nai để cùng kiến tạo một thành phố của tương lai, khu vực trọng tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Bên cạnh các hãng bay, các công ty vận tải, du lịch, logistic, doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Malaysia là Gamuda Land cũng đã có mặt tại khu vực này để đón làn sóng đầu tư đầy triển vọng này. Thông tin từ bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Phó tổng giám đốc khối Thương mại Gamuda Land Việt Nam cho biết, ngày 6.7.2025, Gamuda Land sẽ chính thức giới thiệu dự án Springville với quy mô 18,2ha, được quy hoạch thành khu đô thị tích hợp tiêu chuẩn quốc tế, mật độ xây dựng chỉ 48%, tích hợp hơn 100 tiện ích nội khu hiện đại, cao cấp, là một trong những dự án sáng giá tại Nhơn Trạch đón đầu xu hướng TOD cùng với sự phát triển của đại đô thị sân bay Long Thành.

Với khoảng cách chỉ 9km đến sân bay Long Thành, 15km đến trung tâm TP.HCM, và 0,8km đến ga đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, cư dân Springville dễ dàng tiếp cận mọi tiện ích hiện đại nhưng vẫn tận hưởng được không khí trong lành của vùng ngoại ô phát triển. Dự án như chiếc bản lề, nằm ở trung tâm hệ thống hạ tầng kết nối 2 đô thị song sinh Long Thành và TP.HCM, khu vực kinh tế tăng trưởng trọng điểm của phía Nam và cả nước.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn