Nhảy đến nội dung

Lời chửi mắng của cha mẹ ám ảnh tâm lý con suốt đời

Bạn có còn nhớ những lời nói nặng nề của cha mẹ dành cho mình khi còn bé?

Theo Neuroscience News, việc cha mẹ thường xuyên dùng lời nói để làm nhục, kiểm soát hoặc khiến con cái xấu hổ nhằm "giáo dục" có thể làm thay đổi cấu trúc não bộ đang phát triển của trẻ.

Cha mẹ chửi mắng để lại nhiều hậu quả tâm lý

Một nghiên cứu trên hơn 20.500 người trưởng thành tại Vương quốc Anh cho thấy cứ năm người thì có một người từng bị bạo lực ngôn từ khi còn nhỏ.

Định nghĩa về bạo lực ngôn từ có thể khác nhau nhưng nhìn chung khiến trẻ bị chỉ trích, đe dọa hoặc từ chối, thường xuyên thấy mình bị coi thường, đổ lỗi, chế giễu và sợ hãi. Đây là hành vi kéo dài, không giống với việc đôi khi mất bình tĩnh và buột miệng nói điều gì đó gây tổn thương trong lúc nóng giận.

Việc bị cha mẹ chửi mắng khi còn bé sẽ góp phần định hình cách một đứa trẻ nhìn nhận thế giới, người khác và chính bản thân mình, làm tăng nguy cơ mắc chứng lo âu, trầm cảm, có hành vi tự sát và sử dụng ma túy sau này trong cuộc sống.

Trải nghiệm này ảnh hưởng đến khả năng trẻ xây dựng các mối quan hệ tin cậy khi trưởng thành. 

Ngăn ngừa bạo lực ngôn từ, cũng như mọi hình thức ngược đãi và bỏ bê trẻ em không chỉ là yêu cầu về đạo đức. Đó là điều thiết yếu để đảm bảo sự phát triển não bộ lành mạnh và sức khỏe tâm thần suốt đời cho trẻ.

Việc người lớn liên tục sử dụng ngôn ngữ thù địch hoặc hạ thấp con cái làm nhiều hệ thống then chốt trong não bộ bị ảnh hưởng. 

Ở những đứa trẻ thường xuyên bị lạm dụng, hệ thống nhận diện mối đe dọa (hay còn gọi là cơ chế "chiến đấu hay bỏ chạy") trở nên quá mẫn cảm.

Sau này, ngay cả những tín hiệu xã hội trung tính như nét mặt, một câu nói đùa hay nhận xét có thiện chí cũng có thể bị hiểu lầm là đe dọa.

Đừng giáo dục con bằng cách nặng lời

Cha mẹ chửi mắng nặng lời nhằm "giáo dục" có thể giúp trẻ sinh tồn trong môi trường xã hội tiêu cực, nhưng về lâu dài, chúng để lại cái giá rất lớn. 

Trẻ sẽ khó tin tưởng người khác hơn, khó xây dựng và duy trì các mối quan hệ, khó tin rằng bản thân có giá trị và xứng đáng được yêu thương.

Khi trưởng thành, trẻ cũng có nguy cơ rơi vào vòng luẩn quẩn của căng thẳng và đổ vỡ trong các mối quan hệ tình cảm, bất ổn bởi nỗi sợ bị bỏ rơi hoặc bị từ chối từ thời thơ ấu.

Những lời nói cay nghiệt bám rất lâu trong tâm trí, vì não bộ được lập trình để ưu tiên những thông tin tiêu cực và mang tính đe dọa - như một cơ chế bảo vệ. Những tổn thương từ lời nói chính là nền tảng gây ra bao lo âu, đau khổ và dằn vặt về sau.

Điều này không có nghĩa là hành vi sai trái của trẻ nên bị bỏ qua. Trẻ vẫn cần ranh giới rõ ràng và những phản hồi trung thực để điều chỉnh hành vi. Tuy nhiên, hãy nói chuyện với trẻ bằng sự tôn trọng, khích lệ và quan tâm.

Trong quá trình phát triển lành mạnh, những trao đổi ấm áp bằng lời nói và phi ngôn ngữ với cha mẹ như lời khen, lời động viên, sự thấu hiểu giúp trẻ học cách thiết lập những mối quan hệ an toàn và tích cực. Những yếu tố này cũng giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin trong giao tiếp xã hội. 

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn