Nhảy đến nội dung

Kho vũ khí của Ukraine trở thành hiểm họa với châu Âu

Sau khi xung đột kết thúc, một lượng lớn vũ khí từ Ukraine được cho sẽ tràn vào các thị trường chợ đen ở châu Âu, gây ra lo ngại về bất ổn an ninh.

Theo hãng tin RT, đây là nhận định trong báo cáo mới của Eurasia Observatory, tổ chức chuyên theo dõi tác động lâu dài của cuộc xung đột Nga - Ukraine đối với tội phạm có tổ chức.

Eurasia Observatory cho rằng, vũ khí do phương Tây cung cấp cho Kiev và hàng nghìn cựu binh Ukraine dày dạn kinh nghiệm chiến đấu có thể ​​sẽ thúc đẩy làn sóng tội phạm, buôn bán vũ khí và bất ổn trên khắp châu Âu, giữa lúc các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kiev làm dấy lên hy vọng về một lệnh ngừng bắn.

"Các kho vũ khí bao gồm vũ khí hạng nặng đang được tích trữ trên khắp Ukraine. Nếu giao tranh chấm dứt, lệnh thiết quân luật ở Ukraine có thể sẽ được dỡ bỏ, làm giảm nguồn lực và quyền hạn của nhà nước trong việc giám sát phạm vi dân sự, từ đó tạo điều kiện cho lĩnh vực tội phạm có tổ chức hoạt động tự do hơn", báo cáo của Eurasia Observatory viết. 

Theo Viện Kiel, Ukraine đã nhận được hơn 363 tỷ USD viện trợ của NATO tính tới tháng 2/2025. Còn theo Eurasia Observatory, lỗ hổng biên giới và sự giám sát yếu kém có thể không ngăn chặn được các loại vũ khí bị buôn lậu như súng trường, lựu đạn và hệ thống tên lửa.

Đầu năm nay, nhà báo Mỹ Tucker Carlson cũng cho biết, quân đội Ukraine đang bán các hệ thống vũ khí của Mỹ "trên thị trường chợ đen, kể cả cho các băng đảng ma túy".

Trên thực tế, các phương tiện truyền thông và giới chức phương Tây từng thừa nhận một số vũ khí được gửi đến Kiev đã rơi vào tay tội phạm. Hồi tháng 4/2022, Cơ quan cảnh sát Liên minh châu Âu (Europol) cho hay, các vũ khí đang được buôn lậu từ Ukraine vào Liên minh châu Âu (EU) và đến tay các nhóm tội phạm có tổ chức. Cuối năm 2022, chính quyền Phần Lan xác nhận, những vũ khí từ Ukraine đã xuất hiện tại nước này. Điều tương tự cũng đã xảy ra ở Thụy Điển, Đan Mạch và Hà Lan. Đến giữa năm 2024, truyền thông Tây Ban Nha đưa tin các băng đảng ở miền nam nước này đã mua được vũ khí hiện đại tình nghi buôn lậu từ Ukraine.

Cũng theo Eurasia Observatory, sự trở về của những binh sĩ Ukraine có kỹ năng làm nhiệm vụ phá hoại, sử dụng máy bay không người lái (UAV). Chiến tranh mạng cũng sẽ gây ra mối đe dọa, bởi chúng có thể trở thành "nguồn lực có giá trị" cho các mạng lưới tội phạm ở châu Âu.

Trong khi đó, tình trạng tham nhũng ở Ukraine là mối quan ngại lớn. Theo ước tính, Ukraine sẽ cần 524 tỷ USD để khắc phục thiệt hại do xung đột với Nga. Eurasia Observatory cảnh báo, tội phạm có thể lợi dụng quá trình này để rửa tiền và giành ảnh hưởng.

Bất chấp những lo ngại ngày càng gia tăng về nạn buôn bán vũ khí và gian lận, một số tổ chức EU vẫn tiếp tục thúc đẩy quá trình Ukraine gia nhập khối. Các nhà phân tích cho rằng, điều này có thể làm suy yếu thêm các biện pháp kiểm soát biên giới và cơ chế giám sát.

Báo cáo của Eurasia Observatory nhấn mạnh, nếu không có một chiến lược dài hạn phối hợp, các quốc gia phương Tây có nguy cơ phải đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột ở Ukraine. 

Nga đã nhiều lần cảnh báo việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột và làm gia tăng các mối đe dọa an ninh khu vực. Nga cho rằng, việc cung cấp vũ khí cho Ukraine không được kiểm soát đã khiến một số lượng lớn vũ khí rơi vào tay các nhóm tội phạm có tổ chức, và những kẻ cực đoan trên khắp thế giới.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn